Những ngôi sao xa xôi - trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu 1, trang 121 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong - làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có Nho, Thao và Phương Định - người kể chuyện. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng cả ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút thanh thản, mơ mộng. Và đặc biệt họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương và được sự chăm sóc, lo lắng chu đáo của hai người đồng đội. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao khiến các cô hết sức vui thích
- Nhận xét về vai trần thuật của truyện:
+ truyện được trẩn thuật theo ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định- nhân vật chính
+ sự lựa chọn như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái
Câu 2, trang 121 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Những điểm chung ở ba nhân vật:
+ Còn trẻ, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc
+ Họ cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, tinh thần trách nhiệm cao, có tình đồng đội gắn bó
+ Họ chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, hồn nhiên
- Những nét riêng ở mỗi nhân vật:
+ Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.
+ Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.
+ Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.
Câu 3: Phân tích nhân vật Phương Định
Hướng dẫn giải:
- Nhân vật Phương Định trước khi ra chiến trường
+ Phương Định là một người con gái thành phố
+ Cô yêu ca hát và nhay múa
+ Phương Định thích mặc quân phục và tham gia kháng chiến
+ Cô rất hay mộng mơ và nghĩ vẩn vơ
- Phương Định khi vào quân ngũ:
+ Cô rất nhanh làm quen với mọi người, hòa nhập và ân cần
+ Cô học nhanh công việc và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng
+ Cô thành thạo mọi việc chỉ sau một thời gian ngắn
+ Cô yêu công việc và không ngại hi sinh bản thân mình
+ Cô rất có tình đồng đội và yêu thương mọi người
- Tình cảm và tình yêu của cô dành cho đồng đội:
+ Cô rất ân cần và chu đáo với đồng đội
+ Cô yêu tất cả đồng đội của mình
+ Cô yêu mưa và dưới mưa cô như trẻ con
+ Cô là một người rất tình cảm
Câu 4: Phân tích tâm lí nhân vật qua đoạn miêu tả cô phá bom. Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả
Hướng dẫn giải:
Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định
- Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng của chiến trường ác liệt
- Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn, yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước
- Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng...... Một dấu hiệu chẳng lành
- Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức
- Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lo lắng, tim đập không rõ, thần kinh căng thẳng cao độ.
- Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai. Cô không ngần ngại hi sinh. Cô chỉ sợ đường không thông, không hoàn thành nhiệm vụ.
- Rồi khi bom nổ – một thứ tiếng kì quái váng óc – ngực nhói, mắt cay, cô vẫn phủi áo và chạy xuống ngay nơi nổ
Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết: khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn
- Chính sự khốc liệt của chiến trường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh của người thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất…
Câu 5: Câu 4, trang 121 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Ngôn ngữ và giọng điệu tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính
- Câu văn ngắn nhịp tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường, đôi khi lại chậm lại gợi nhớ những kỉ niệm hồn nhiên
Câu 6: Qua truyện ngắn này và Bài thơ về tiểu độ xe không kính của Phạm Tiến Duật mà em đã học, em có cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Hướng dẫn giải:
- Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ bất chấp sự nguy hiểm khắc khổ của hoàn cảnh
- Thế hệ của những người trẻ tuổi hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu
- Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập
Bài trước: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - trang 112 SGK Ngữ văn 9 tập 2