Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - trang 12 SGK Ngữ Văn 9
1. Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh trong SGK, tr. 14 và trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
Giải đáp:
(1) Nhận xét nào nêu đúng nhất về văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?
→ Chọn B: Đó là một văn bản thuyết minh sinh động về loài ruồi xanh
(2) Dòng nào nêu đúng nét đặc biệt của văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?
→ Chọn B: Kết hợp chặt chẽ yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật
(3) Dòng nào nêu đúng tính chất thuyết minh của văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?
→ Chọn A: Giới thiệu loài ruồi một cách hệ thống với những kiến thức chung đáng tin cậy, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh
(4) Dòng nào nêu đúng các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?
→ Chọn B: Định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê
(5) Điền phương pháp thuyết minh và cột bên trái tương ứng với các ví dụ trích trong văn bản nêu ở cột bên phải.
(6) Dòng nào nêu đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?
→ Chọn C: Nghệ thuật kể chuyện: tưởng tượng, nhân hóa, nhiều tình tiết
(7) Dòng nào nêu đúng tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?
→ Chọn A: Giúp cho việc giới thiệu về loài ruồi xanh một cách sinh động, vui nhộn; nhiều tình tiết, gây hứng thú cho bạn đọc nhất là lứa tuổi thiếu niên
Phương pháp thuyết minh | Ví dụ thể hiện trong văn bản |
---|---|
Định nghĩa | Ruồi thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới |
Phân loại | Họ hàng ruồi rất đông, gồm ruồi trâu, ruồi giấm,... |
Nêu số liệu | Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn..... |
Liệt kê | Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè,... |
2. Bài tập 2 (tr. 15, SGK)
Giải đáp:
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên đó là: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện
- Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
Bài trước: Các phương châm hội thoại - trang 10 SGK Ngữ văn 9 Bài tiếp: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - trang 15 SGK Ngữ văn 9