Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 38 SGK Văn 9
1. Bài tập 1 (tr. 38, SGK)
Hướng dẫn giải:
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại cách thức
- Bởi vì đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng, cách nói của ông bố đối với cậu bé là mơ hồ.
2. Theo Từ điển giả thích thành ngữ tiếng Việt (Sdd, tr. 527) thì: "Nói như đấm vào tai" là nói to hoặc nói ngang ngược, trái ý người khác nên khó tiếp thu khó chấp nhận được. Như vậy thành ngữ này có quan hệ đến phương châm hội thoại nào?
Hướng dẫn giải:
- Câu thành ngữ "Nói như đấm vào tai" có ý phê phán cách nói không tuân thủ các phương châm hội thoại sau: phương châm lịch sự
3. Câu thành ngữ "Ăn ốc nói mò" phê phán điều gì? Nó có quan hệ như thế nào đến các phương châm hội thoại?
Hướng dẫn giải:
- Câu thành ngữ "Ăn ốc nói mò" phê phán lối nói vu vơ, không có bằng chứng rõ ràng
- Thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại về chất
4. Thế nào là nói lửng? Cho ví dụ. Khi nói lửng người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? Nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
• Nói lửng là nói cứ lập là lập lờ, không dứt khoat làm người nghe luôn phải phán đoán suy nghĩ.
• Ví dụ:
- Dạ... Bẩm ông ạ... Con vẫn nhớ lời ông dặn con lúc con lúc con mới đến ạ.... Ăn nói phải có đầu có cuối... có trước có sau...
- Tốt, cứ đàng hoàng... từ thôi
- Dạ.. con xin trình bày với ông việc này ạ...
- Cứ nói
- .. Bẩm ông... Con tằm nó.. nhả ra tơ.... Người ta đem bán tơ.. cho người tàu...
- Văn hoa quá!
- Người tàu lại dệt thành the... Dạ... xong người tàu lại đem.... bán cho người ta ạ...
- Rồi... ta biết rồi
- Ông ra chợ, mua the về.. may áo... Hôm nay ông mặc áo.. mới
- Ta biết rồi
- Ông... lại đang hút thuốc... tàn thuốc rơi vào áo ông... Dạ... cho nên... Áo ông bây giờ.... đang bị...
- Sao?
- Cháy... ạ
- Chả sao cả..... á.... Thằng này sao mày không nói sớm
• Khi nói lửng người nói đã vi phạm phương châm quan hệ
• Mục đích của nói lửng là: để cho người nghe tự hiểu buông về ý nghĩa câu nói lửng
Bài trước: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - trang 31 SGK Văn 9 Bài tiếp: Xưng hô trong hội thoại - trang 40 SGK Ngữ văn 9