Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 25 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu 1: Vận dụng những hiểu biết về bài học Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
(1) Ý nào không phải là ý chính trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A, Giới thiệu sự việc hiện tượng
B, Bày tỏ thái độ đối với sự việc hiện tượng
C, Phân tích đánh giá, nhận định về sự việc hiện tượng
D, Khẳng định phủ định, liên hệ rút bài học cho bản thân
(2) Vấn đề nào sau đây yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về một sự việc hiện tượng đời sống?
A, Rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá
B, Sống cần nghi lực và ý chí
C, Bàn về lòng biết ơn thầy cô
D, Suy nghĩ về lòng khoan dung
Hướng dẫn giải:
(1) Đáp án đúng là A. Giới thiệu sự việc hiện tượng
(2): Đáp án đúng là C. Bàn về lòng biết ơn thầy cô
Câu 2: Bài luyện tập, trang 25, SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
Lập dàn ý đề 4 cho bài văn nghị luận
A, Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh... )
B, Thân bài:
- Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền:
+ Nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.
- Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền:
+ Nép bên cửa lắng nghe,
+ Hỏi thêm thầy
+ Lấy lá để viết chữ
+ Xin thầy đi thi để xem sức học của mình.
- Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.
C, Kết bài:
- Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Bài trước: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 21 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Bài tiếp: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) - trang 25 SGK Ngữ văn 9 tập 2