Trang chủ > Lớp 9 > Giải VBT Ngữ văn 9 > Đoàn thuyền đánh cá - trang 142 SGK Ngữ văn 9

Đoàn thuyền đánh cá - trang 142 SGK Ngữ văn 9

1. Em hiểu như thế nào về hai câu mở đầu bài thơ: Mặt trời...... đêm sập cửa. Những hình ảnh trong hai câu thơ này gợi cho em liên tưởng gì?

Hướng dẫn giải:

- Câu thơ là một liên tưởng so sánh thú vị của nhà thơ về cảnh biển lúc vào đêm

- Trong hình ảnh so sánh này vũ trụ là một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa

- Tuy nhiên chi tiết này lại gây ra thắc mắc cho người đọc vì: Ở nước ta vùng biển miền Bắc không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh này được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc một hòn đảo lúc hoàng hôn ở một khoảng trời phía Tây vãn có thể nhìn được

2. Câu 2, trang 142 SGK Ngữ văn 9

Hướng dẫn giải:

- Không gian là mặt biển bao la, rộng lớn với sự hiện diện của mặt trời, mặt biển, trăng sao, mây, gió

- Trong bài thơ có hai cảm hứng bao trùm và thống nhất hòa quyện chặt chẽ đó là:

+ Cảm hứng về lao động

+ Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ.

- Công việc lao động của người đánh cá giữa thiên nhiên bao la của biển và trời như đã gắn liền, hải hòa với nhịp sống của thiên nhiên đất trời:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời…"

→ Hai cảm hứng – về thiên nhiên vũ trụ và lao động – đã tạo cho hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kì vĩ và bay bổng.

- Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng lồng lộng

- Bằng biện pháp liệt kê so sánh, tác giá đã miêu tả các loại cá thể hiện sự giàu đẹp và vô tận của biển

3. Phân tích các hình ảnh trong khổ 3 và khổ 4. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có đặc điểm gì nổi bật?

Hướng dẫn giải:

- Những hình ảnh trong khổ 3:

+ Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên: lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng,...

- Trong khổ thơ 4: Những hình ảnh ảnh đẹp giàu màu sắc của các loài cá lấp lánh dưới ánh trăng trên biển trở thành bức tranh huyền ảo lung linh.

- Bút pháp lãng mạn nổi bật trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí

4. Câu 4, trang 142 SGK Ngữ văn 9

Hướng dẫn giải:

- Bài thơ có bốn từ "Hát". Cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động.

- Lời thơ dõng dạc, giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng,

- Các yếu tố góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ:

+ Cách gieo vần biến hóa, vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền, vần cách… tạo âm vang cho tinh thần lao động;

+ Nhịp thơ có khi đầy sức trẻ, sức lao động, có khi hân hoan những chùm cá nặng.

5. Câu 5, trang 142 SGK Ngữ văn 9

Hướng dẫn giải:

- Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống.

- Mỗi hình ảnh thơ đều mang sức sống, mang niềm vui, cuốn theo tình yêu say đắm, mãnh liệt trước biển khơi bao la, hùng vĩ, giàu có vô tận của nhà thơ: cánh cửa vũ trụ với hòn lửa mặt trời, cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, …, người lao động hăng say làm việc.

→ Đây chính là cái nhìn tin tưởng, phấn khởi của nhà thơ trước cuộc đời mới.

6. Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ có nhiều chi tiết hình ảnh, câu thơ được lặp lại nhưng vẫn có sự khác biệt. Tìm hiểu ý nghĩa của sự lặp lại và thay đổi ấy.

Hướng dẫn giải:

Khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ có nhiều chi tiết hình ảnh, câu thơ được lặp lại nhưng vẫn có sự khác biệt, điều đó cho thấy:

- Sự lặp lại có biến đổi thể hiện trọn vẹn một chuyến đi biển của đoàn thuyền: xuất phát lúc mặt trời xuống biển và trở về lúc mặt trời đội biển

- Câu thơ được lặp lại biểu hiện niềm vui, tinh thần phấn chấn của người lao động cả lúc lên đường đến lúc trở về.

- Điều đó dường như đã trở thành bài ca lao động nhịp nhàng cùng thiên nhiên