Ôn tập truyện lớp 9 - trang 144 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu 1, trang 144 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | Tạp chí Văn nghệ năm 1948 | Tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một người nông dân phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | Viết năm 1970 | Cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư¬ mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Chân dung con người lao động thầm lặng, ngày ngày cống hiến cho đất nước. |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | Năm 1966 | Tình cảm thiêng liêng giữa cha và con trong thời kì khốc liệt nhất của chiến tranh chống Mĩ |
4 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | Viết năm 1971 | Hình ảnh những cô gái trẻ làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn, tuy công việc nguy hiểm và áp lực nhưng họ vẫn luôn vui tươi, yêu đời. |
5 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | Xuất bản năm 1985 | Nhĩ từng đi khắp nơi trên thế giới đến cuối đời lại vì bệnh tật mà không thể đi lại. Lúc này anh mới nhận ra những gía trị cuộc sống |
Câu 2: Câu 2, trang 144 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Các tác phẩm đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến
+ hoàn cảnh đất nước: hình ảnh một Việt Nam gian khổ kháng chiến, một Việt Nam kiên cường, bất khuất đoàn kết kháng chiến.
+ hình ảnh con người: mang lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do vượt mọi gian khổ, hi sinh, trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với quê hương đất nước lại càng sâu săc, mãnh liệt
Câu 3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được miêu tả qua các nhân vật nào? Phẩm chất nổi bật ở họ là gì?
Hướng dẫn giải:
- Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được miêu tả qua các nhân vật: ông Hai (Làng), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi)
- Phẩm chất nổi bật ở họ là: lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc, sẵn sàng hi sinh mọi thứ cho cách mạng, cho tổ quốc.
Câu 4: Câu 5, trang 145 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Các tác phẩm truyện ở lớp 9 được trần thuật theo ngôi kể thứ ba và thứ nhất
- Các truyện có nhân vật trực tiếp xuất hiện: Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ
- Cách trần thuật như thế có ưu điểm: giúp nhân vật bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhân vật một cách rõ ràng và trực quan nhất, giúp người đọc hiểu rõ tâm tư tình cảm nhân vật hơn
Câu 5: Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc? Nêu và phân tích tình huống ấy?
Hướng dẫn giải:
- Các truyện có tình huống truyện đặc sắc: Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê
- Phân tích tình huống truyện trong truyện Bến quê
+ tình huống đầy nghịch lí: Nhĩ – nhân vật chính – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời mắc trọng bệnh lại bị cột chặt vào chiếc giường, đến nỗi anh không thể tự mình dịch chuyển được, tất cả mọi hoạt động đều phải nhờ vào sự trợ giúp của người khác, chủ yếu là người vợ (Liên)
+ từ tình huống nghịch lí ấy lại dẫn đến một tình huống nghịch lí thứ hai: Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, dù biết mình không bao giờ có thể nhưng anh vẫn khát khao được đặt chân lên cái bãi bồi ấy, anh đã nhờ con trai của mình thực hiện cái khát vọng đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám cờ bên hè phố và có thể làm lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày
→ Tác giả đặt nhân vật vào tình huống hiểm nghèo, giữa ranh giới của sự sống và cái chết để soi vào tâm trạng, nghĩ suy và sự chiêm nghiệm của nhân vật để đem đến cho người đọc một nhận thức về cuộc sống: cuộc đời và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, những điều vòng vèo, chùng chình, những lãng quên, vô tình mà phải đến cuối đời có khi người ta mới nhận ra được.
Bài trước: Bố của Xi-Mông - trang 143 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Bài tiếp: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) - trang 145 SGK Ngữ văn 9