Ôn tập phần tiếng việt - trang 190 SGK Ngữ văn 9
1. Bài tập 1, mục II, tr. 190, SGK
Hướng dẫn giải:
Từ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt
- Đại từ xưng hô: tôi, tao, ta, mình,....
- Danh xưng thân tộc: em, chú, bác, cháu, chị, anh,....
- Khi dùng từ xưng hô cần căn cứ vào: tính chất của tính huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
2. Bài tập 1, mục III, tr. 190, SGK
Hướng dẫn giải:
Sự khác biệt giữa hai cách dẫn:
Cách dẫn trực tiếp | Cách dẫn gián tiếp |
---|---|
- Nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật. - Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép. | - Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn. - Không dùng dấu hai chấm. |
3. Bài tập 2, mục III, tr. 190- 191, SGK
Hướng dẫn giải:
- Chuyển lời của vua Quang Trung thành lời dẫn gián tiếp như sau:
Quân Thanh sang đánh, Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp rằng mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, Nguyễn Thiếp nghĩ như thế nào?
- Chuyển lời của Nguyễn Thiếp thành lời dẫn gián tiếp như sau:
Nguyễn Thiếp trả lời rằng trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân vua Quang Trung yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Nhà vua đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị đập tan.
4. Trong đoạn hội thoại sau: phương châm hội thoại nào không được tuân thủ và sự không tuân thủ đó có hàm ý gì?
A- B ơi! Tớ có hai vé xem phim ở rạp tối nay đây
B- Tớ còn nhiều bài tập chưa làm lắm, mà ngày mai lại phải thi tiếng anh nữa
Hướng dẫn giải:
- Lời của B không tuân thủ phương châm hội thoại về chất
- Sự không tuân thủ đó nhằm mục đích từ chối việc đi xem phim tối nay cùng A
5. Tìm các từ xưng hô trong đoạn thơ sau và xác định xem chúng thuộc đại từ xưng hô hay danh từ thân tộc
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
Hướng dẫn giải:
- Đại từ xưng hô có trrong đoạn thơ trên là: ta
- Danh từ thân tộc dùng xưng hô trong đoạn: em, mẹ
Bài trước: Lặng lẽ Sa Pa - trang 189 SGK Ngữ văn 9 Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự - trang 191 SGK Ngữ văn 9