Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - trang 117 SGK Ngữ văn 9
1. Bài tập 1, mục II, tr. 117, SGK
Hướng dẫn giải:
Đoạn văn tham khảo:
Để có tiền cứu cha và em, Thúy Kiều đã phải bán mình. Người mai mối đưa vào vị khách có tên Mã Giám Sinh quê ở huyện Lâm Thanh, tuổi trạc tứ tuần, ăn mặc chải chuốt bảnh bao. Đằng sau là một đám đầy tớ ồn ào. Vừa đến hắn đã “nhảy tót” lên ghế trên một cách sỗ sàng. Tiếp đến hắn gọi Thúy Kiều ra, bắt nàng thử hết tài nghệ rồi sau đó măc cả ra giá không quan tâm đến cảm nhận của nàng. Với Mã Giám Sinh, Thúy Kiều chỉ như một món hàng hóa mua bán. Thật xót xa cho số phận người con gái tài sắc vẹn toàn trong cái xã hội vì đồng tiền.
2. Bài tập 2, mục II, tr. 117, SGK
Hướng dẫn giải:
Đoạn văn tham khảo:
Thoắt nhìn thấy Hoạn Thư mặt xám lại, mình mẩy run sợ quỳ xuống, tôi thoáng cười mỉa mai, chào thưa nàng ta:
- Ơ kìa, tiểu thư cũng có bây giờ đến chỗ tôi. Đàn bà dễ có mấy tay; đời xưa mấy mật, đời này mấy gan, nay tiểu thư càng cay nghiệt thì sẽ càng nhiều oan trái. Đó chính là gieo gió ắt gặp bão đó.
Nàng ta hoảng sợ vội khấu đầu, lạy lục kêu ca với tôi rằng:
- Rằng thưa tôi chút phận đàn bà nên ghen tuông cũng chỉ là lẽ thường tình. Nhớ khi nàng đã từng ở trong nhà tôi. Tôi đã cho nàng lên gác viết kinh, cho được gần với Phật pháp. Rồi khi nàng ra đi tôi nào dám níu kéo, cho người đuổi theo. Tôi cũng chỉ phận đàn bà, khi thấy chồng mình thương yêu người phụ nữ khác thì nào có thể dễ dàng cho qua. Nay tôi biết mình đã gây việc chông gai mong chờ lòng khoan dung độ lượng của nàng tha thứ cho. Tôi xin nàng xem xét cho.
Khá khen thay cho Hoạn Thư, quả là nàng ta là một con người khôn ngoan, giảo hoạt đến mức mà ta cũng phải khó xử. Tôi cứ tưởng rằng khi nêu ra tội ác của nàng thì có thể trừng phạt nàng vì có cái thói ghen tuông đến tàn nhẫn, độc ác của nàng ta. Nào ngờ nàng ta lại nói rằng nàng ta lái lấy lí sự mình là nạn nhân của chế độ đa thê hơn nữa ghen tuông thì ở đàn bà cũng là thường tình. Là người phụ nữ tôi hiểu được điều đó tất cả vì quá yêu chồng mà chồng thì lại có năm thê bảy thiếp thôi thì nàng ta nói cũng có lí nhưng tội nàng ta gây ra nào có thể xoá bỏ. Nhưng nàng ta đã từng nói nàng ta là ân nhân của tôi, vậy thì công tôi coi như không có mà tha cho nàng ta, tôi cũng đâu muốn trừng phạt nàng ta nặng nề mà để mang tiếng nhỏ nhen khi rằng người ta đã biết lỗi và cầu xin tôi tha thứ. Tôi nghĩ vậy nên đã bảo với Hoạn Thư rằng:
- Khen cho Hoạn Thư khôn ngoan hết mực, nói năng vừa ý, phải lời. Tha ra thì cũng may đời, thôi thì nàng đã nhận lỗi, ta cũng tha cho coi như không có lỗi lầm gì. Nay nàng và chàng Thúc hãy về Lâm Tri mà sống cho nhân nghĩa, năng làm việc tốt.
Thúc Sinh và Hoạn Thư vội khấu đầu cảm tạ và cáo lui. Mọi quân sĩ đều reo mừng, khen tôi khoan dung độ lượng. Tôi cũng vui mừng hạnh phúc vì đã đền ơn được chàng Thúc, lại vừa trừng trị một cách có lí, có tình đúng như quan niệm đạo đức của nhân dân ta đối với Hoạn Thư
3. Nhận định nào nói đúng về các phương thức biểu đạt trong đoạn văn sau:
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
(Theo Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2009)
A, Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình
B, Tự sự kết hợp với lập luận
C, Lập luận kết hợp với miêu tả nội tâm
D, Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm
Hướng dẫn giải:
→ Đáp án đúng là C: Tự sự kết hợp vơi miêu tả nội tâm
4. Những câu sau chủ yếu miêu tả điều gì?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng rợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
A, Cử chỉ của Thúy Kiều
B, Nội tâm của Thúy Kiều
C, Nét mặt của Thúy Kiều
D, Dáng đi của Thúy Kiều
Hướng dẫn giải:
→ Đáp án đúng là B: Nội tâm Thúy Kiều
Bài trước: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - trang 115 SGK Ngữ văn 9 Bài tiếp: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) - trang 118 SGK Ngữ văn 9