Luyện tập phân tích và tổng hợp - trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu 1: Bài tập 1, trang 11 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Đoạn a): đoạn văn của Xuân Diệu phân tích cái hay của bài thơ Thu điếu tác giả sử dụng thao tác phân tích và tổng hợp
+ Câu đầu tiên nêu ra một nhận xét khái quát tổng được tổng hợp từ nhiều trường hợp cụ thể "Thơ hay là hay của hồn lẫn xác, hay cả bài... không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc lại".
+ Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu ở các điểm: các điệu xanh, những cử động, cách dùng từ, gieo vần tự nhiên, không gò ép
- Đoạn b) có trình tự phân tích:
+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu lên các quan niệm mấu chốt của sựu thành đạt
+ Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào
+ Kết luận: rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người
Câu 2: Bài tập 2, tr. 12, SGK
Hướng dẫn giải:
- Bản chất của việc học đối phó:
+ Là học mà không lấy việc học là mục đích, xem việc học là phụ
+ Là học bị động không chủ động cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô thi cử
+ Là học hình thức không đi sâu và thực chất của bài học
- Tác hại của việc học đối phó: đầu óc trống rỗng không có kiến thức nào
Câu 3: Bài tập 3, tr. 12, SGK
Hướng dẫn giải:
- Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc:
+ Thế giới ngày nay thông tin bùng nổ, lượng sách khổng lồ khiến con người bối rối trước kho tàng tri thức đồ sộ của loài người
+ Vì lượng sách nhiều dễ khiến con người ta không chuyên sâu, ăn tươi nuốt sống, không kịp tiêu hóa, không biết suy ngẫm
+ Nó khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô nghĩa
+ Đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
(1) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương; Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. (2) Đã đúng nơi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sống dựa núi. (3) Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. (4) Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. (5) Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (6) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bạc nhất của đế vương muôn đời.
(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
Câu hỏi:
(1) Câu nào là câu chủ đề của văn bản
A, câu 1
B, câu 5
C, câu 6
D, không có câu chủ đề
(2) Phép phân tích được dùng trong đạon văn trên nhằm mục đích gì?
A, Trình bày sự thuận lợi của thành Đại La về nhiều phương diện
B, Nêu lên sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La
C, Làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của thành Đại La
D, Khẳng định lịch sử lâu đời của thành Đại La
Hướng dẫn giải:
(1): Câu 6 là câu chủ đề của văn bản
Chọn đáp án C
(2): Phép phân tích được dùng trong đạon văn trên nhằm mục đích: Trình bày sự thuận lợi của thành Đại La về nhiều phương diện
Chọn đáp án A
Bài trước: Phép phân tích và tổng hợp - trang 10 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Bài tiếp: Tiếng nói của văn nghệ - trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 2