Liên kết câu và liên kết đoạn văn - trang 43 SGK Ngữ văn tập 2
1. Bài luyện tập, trang 43-44, SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề của đoạn văn là: Chỗ mạnh và chỗ yếu của con người Việt Nam
- Nội dung các câu trong đoạn phục vụ cho chủ đề chung như sau:
+ Câu (1) và câu (2): nêu rõ chỗ mạnh và chỉ rõ tác dụng của chỗ mạnh ấy là thông minh nhạy bén với cái mới.
+ Câu (3) chuyển nội dung nói về cái yếu
+ Câu (4) chỉ rõ hai điểm yếu thứ nhất: lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo bị hạn chế.
+ Câu (5) chỉ ra tác hại, nguy cơ của các điểm yếu đó gây nên.
- Các phép liên kết các câu trong đoạn văn trên là:
+ Phép lặp từ ngữ: cái mạnh, lỗ hổng,...
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: cái mạnh- bản chất trời phú, cái yếu - lỗ hổng
+ Phép thế: ấy, đó,...
+ Phép nối: nhưng, đó.... ấy là....
Câu 2: Phân tích phép lặp từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn văn
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Hướng dẫn giải:
- Phép lặp từ ngữ trong đoạn văn trên thể hiện ở việc lặp lại từ: con người.
- Phép lặp trên đây giúp cho việc duy trì ý chính của đoạn là: Khẳng định vai trò của con người với sự phát triển của nhân loại.
Câu 3: Phân tích phép liên tưởng trong đoạn văn sau
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữ hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Hướng dẫn giải:
- Phép liên tưởng để liên kết hai câu văn trong đoạn văn thể hiện ở việc dùng ở hai câu những từ ngữ thuộc cùng trường nghĩa thời gian là: thế kỉ, thiên niên kỉ
- Tác dụng của phép liên tưởng: Khẳng định nhận thức tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới trong dịp tết năm nay.
Câu 4: Phân tích phép nối để liên kết câu trong đoạn văn
Chúng ta muốn hòa bình chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)
Hướng dẫn giải:
- Phép nối để liên kết hai câu trong đoạn văn thể hiện ở việc dùng từ chuyên thể hiện quan hệ: nhưng
- Tác dụng của phép nối ấy: Nối ý trái ngược của câu trước với câu sau.
Câu 5: Phân tích phép thế để liên kết câu, liên kết đoạn trong đoạn trích sau
Bên cạnh thơ ca tuyên truyền được sáng tác một cách bền bỉ, dồi dào, thời kì này, Hồ Chí Minh còn có mảng thơ trữ tình đặc sắc.
Đó là mấy bài thơ tứ tuyệt làm rải rác trong những ngày ở Pác Pó: Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Suối Lê-nin, Thướng sơn (Lên núi),... Ở chùm thơ này, gây ấn tượng đậm nhất là hình ảnh vị lãnh tụ cách mạng.
(Theo Nguyễn Hoành Khung)Hướng dẫn giải:
- Phép thế trong đoạn trích thể hiện như sau
Từ được thay thế ở câu trước | Từ thay thế ở câu sau | |
Câu 2 | Mảng thơ trữ tình đặc sắc | đó |
Câu 3 | Mấy bài thơ tứ tuyệt làm rải rác trong những ngày ở Pác Bó | ở chùm thơ này |
- Tác dụng của phép thế: tạo sự liên kết cho đoạn văn, tránh lặp từ khiến cho đoạn văn thiếu mạch lạc.
Bài trước: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten - trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Bài tiếp: Con cò - trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2