Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - trang 20 SGK Ngữ văn 9
1. Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng lập luận như thế nào? Nêu tác dụng của cách mở đầu như vậy?
Giải đáp:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã được tác giả chỉ ra một cách rất cụ thể bằng các lập luận sau:
+ Số lượng đầu đạn hạt nhân và khối lượng thuốc nổ tính trên mỗi đầu người: 4 tấn thuốc nổ/ người và chúng sẽ nổ 12 lần
+ Sức tàn phá ghê gớm của kho vũ khí ấy:
• Đối với toàn bộ sự sống trên trái đất: hủy diệt mọi dấu vết của sự sống
• Đối với toàn bộ các hành tinh trên hệ mặt trời: có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời
+ Để hình dung rõ hơn về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đối với loài người tác giả dùng hình ảnh lấy từ điển tích của thần thoại Hy Lạp: thanh gương Đa-mô-clec
- Tác dụng cuả cách mở đầu trực tiếp như thế đã thu hút người đọc, gây ấn tượng về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới.
2. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã cướp đi của loài người những khả năng sống tốt đẹp hơn như thế nào?
Giải đáp:
Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã cướp đi của loài người những khả năng sống tốt đẹp hơn, cụ thể:
- Về chương trình cứu trợ 500 triệu trẻ em của UNICEF: cần 100 tỉ đô la con số này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B. 1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu
- So với lĩnh vực y tế: giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít đủ đề thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm+ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét+ cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi
- So với lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: giá của 149 tên lửa MX sẽ cứu được 575 triệu người thiếu dinh dưỡng, 27 tên lửa MX sẽ trả được tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong vòng 4 năm liên tiếp
- So với lĩnh vực giáo dục: hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xóa nạn mù chữ cho cả thế giới
3. Vì sao có thể nói: chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lai lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa?
Giải đáp:
- Có thể nói chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược cả lí trí tự nhiên là vì:
+ Nó đi ngược lí trí con người: Vì chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất.
+ Làm mất đi khả năng để con người được sống tốt hơn
+ Nó cũng đi ngược lại lí trí của tự nhiên, bởi vì: Nó hủy diệt tự nhiên, đưa quá trình tiến hóa của tự nhiên trở lại điểm xuất phát.
4. Câu 1 (tr. 20, SGK)
Giải đáp:
- Luận điểm cơ bản của văn bản: Chiến tranh hạt nhân là là một hiểm họa khủng khiếp đe dọa loài người và mọi sự sống trên trái đất vì vậy cần đấu tranh để loại bỏ điều này, bảo vệ trái đất hòa bình
- Hệ thống luận cứ:
+ Kho vũ khí hạt nhân dự trữ có thể hủy diệt trái đất và các hành tinh khác
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống của hàng tỉ người
+ Nó đi ngược lại lí trí của loài người và lí trí tự nhiên, phản lại quá trình tiến hóa
+ Chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, bảo vệ thế giới hòa bình
5. Bài luyện tập (tr. 21, SGK)
Giải đáp:
Bằng những lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục, qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, tác giả Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt toàn bộ địa cầu, đưa mọi thứ về lại vạch xuất phát ban đầu. Sự tốn kém tới mức hoang phí của các cuộc chạy đua vũ trang đã cướp đi biết bao cơ hội tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. Nạn đói, nạn dốt, nạn thất nghiệp, bệnh dịch có lẽ đã bị loại trừ khỏi thế giới này nếu không có các cuộc chạy đua vũ trang tiêu tốn hàng tỉ tỉ đô la như thế. Vậy nên nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình, tốt đẹp, ngăn chặn xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Đặc biệt trong thời đại hiên nay khi mà cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, nhiều nước vẫn đang chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân, sản xuất những loại tên lửa ngày càng hiện đại, đưa cuộc chạy đua vũ trang lên khoảng không vũ trụ thì hồi chuông của Mắc- két đang vang lên mạnh mẽ và cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta thế hệ tương lai của nhân loại phải cùng nhau chung tay hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp.
Bài trước: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - trang 15 SGK Ngữ văn 9 Bài tiếp: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - trang 23 SGK Ngữ văn 9