Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - trang 68 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu 1: Dòng nào nêu đúng đối tượng bàn luận của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hay đoạn trích)
Hướng dẫn giải:
A, Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ
B, Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
C, Nêu nhận định, đánh giá chung của người viết về tác phẩm
D, Bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Câu 2: Bài luyện tập, trang 68, SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
- Mở bài tham khảo
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã mở ra câu chuyện cảm động về tình cha con bất diệt của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
- Một đoạn thân bài tham khảo
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được nhà văn khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén. Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu đã hiện lên với hình ảnh một cô bé lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của cô bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị ông Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ song chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà là do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. Những hành động đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này.
Bài trước: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - trang 63 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Bài tiếp: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - trang 68 SGK Ngữ văn 9 tập 2