Các thành phần biệt lập - trang 19 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu 1: Bài tập 1, trang 19 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
Thành phần tình thái | Thành phần cảm thán | |
Câu a | Có lẽ | |
Câu b | Chao ôi | |
Câu c | Hình như | |
Câu d | Chả nhẽ |
Câu 2: Bài tập 2, trang 19 SGK Ngữ văn 9
Hướng dẫn giải:
Sắp xếp các từ đã cho theo trình tự tăng dần độ tin cậy như sau:
dường như -> hình như -> có lẽ -> chắc là -> chắc hẳn -> chắc chắn.
Câu 3: Tìm thành phần tình thái trong hai câu thơ sau và xác định tác dụng biểu hiện nghĩa của nó
Ngoài này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa
(Tố Hữu)
Hướng dẫn giải:
- Thành phần tình thái ở hai câu thơ trên là: chắc
- Tác dụng biểu hiện nghĩa của từ "Chắc": biểu thị thái độ phỏng đoán, không chắc của người nói đối với hiện tượng nắng.
Câu 4: Tìm thành phần cảm thán trong câu thơ sau và nêu tác dụng của nó
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Hướng dẫn giải:
- Thành phần cảm thán là: ôi
- Tác dụng: bộc lộ niềm xúc động, tự hào về đất nước dân tộc của nhà thơ. Hàng tre ấy như một đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho con người ở mọi miền quê tụ họp về đây sum vầy trò chuyện cùng Bác và canh giấc ngủ cho Người.
Câu 5: Tìm từ ngữ làm thành phần cảm thán và thành phần tình thái trong đoạn văn sau, nêu tác dụng của chúng
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cúng có thể làm liều như ai hết.....
(Nam Cao, Lão Hạc)
Hướng dẫn giải:
- Thành phần cảm thán: hỡi ơi
- Tác dụng: thể hiện cảm xúc thốt lên bất ngờ của tác giả
- Thành phần tình thái: thì ra
- Tác dụng: thể thái độ ngỡ ngàng như không muốn tin điều mình sắp nói ra là thật của tác giả
Bài trước: Tiếng nói của văn nghệ - trang 17 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Bài tiếp: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - trang 21 SGK Ngữ văn 9 tập 2