Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (SH 8 Bài 52)
Câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 166: Cho các ví dụ dưới đây, hãy cho biết đâu là phản xạ không điều kiện và đâu là phản xạ có điều kiện rồi tích dấu (X) vào cột tương ứng ở bảng 52-1.
* Tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ.
Trả lời:
* 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ:
- Có điều kiện: học sinh làm toán; dùng thuốc nhỏ mắt khi mắt bị ngứa.
- Không điều kiện: lạnh khiến cơ chân lông co lại; em bé bú sữa mẹ.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Qua hình 52-3A và B kết hợp với sự hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện. Mô tả lại quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập 1 phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn.
Trả lời:
* Hình thành phản xạ bằng cách: bỏ 1 con chuột vào chuồng với nút xanh và không cho chuột thức ăn. Nếu ấn vào nút xanh sẽ có thức ăn. Sau nhiều lần ấn vào nút này, thì chú chuột sẽ có thức ăn.
* Hình thành phản xạ: chú chuột khi đói sẽ ấn vào nút này để có thức ăn => sau đó, bỏ chức năng này ở nút xanh => chuột nhấn vào nút này vẫn không thể có thức ăn => sau nhiều lần bị đói, ấn vào nút mãi vẫn không có thức ăn => phản xạ có điều kiện đã hình thành trước đó bị ức chế.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 52 trang 167: Qua sự phân tích các ví dụ nêu ở trên và những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thiện đầy đủ bảng 52-2, để phân biệt về tính chất của hai loại phản xạ sau đây:
Trả lời:
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 52 trang 167: Chỉ ra sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Trả lời:
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 52 trang 168: Mô tả quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và chỉ ra các điều kiện để hình thành có kết quả.
Trả lời:
* Khi ta cho gà ăn kết hợp với gõ mõ => làm nhiều lần như vậy sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện ở gà là: “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”. Nên khi nghe thấy tiếng mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ có sự hình thành như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì những lần về sau, khi có nghe tiếng mõ, gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã bị mất.
* Điều kiện để hình thành có kết quả đó là: thường xuyên củng cố phản xạ để củng cố đường liên hệ tạm thời.
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 52 trang 168: Cho biết ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.
Trả lời:
* Đối với động vật: có thể đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
* Đối với con người: có thể đảm bảo sự hình thành giữa các thói quen và tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Bài trước: Cơ quan phân tích thính giác (SH 8 Bài 51) Bài tiếp: Hoạt động cấp cao ở người (SH 8 Bài 53)