Bài 6: Phản xạ
Câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 20:
* Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh.
* Miêu tả cấu tạo của một nơron điển hình (hình 6-1).
Trả lời:
* Cấu tạo của mô thần kinh là có cấu tạo từ các nơron thần kinh.
* Cấu tạo của nơron điển hình:
- Thân tế bào có nhân
- Sợi nhánh và sợi trục; sợi nhánh xuất phát xung quanh thân; còn sợi trục kéo dài thành đuôi với các bao miêlin.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 21: Nêu nhận xét của em về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?
Trả lời:
Có chiều ngược nhau
* Nơron hướng tâm: cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh.
* Nơron li tâm: từ trung ương thần kinh về cơ quan trả lời.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 21:
* Định nghĩa về phản xạ?
* Chỉ ra sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).
Trả lời:
* Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời lại kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
* Phản xạ ở động vật có thông qua hệ thần kinh; còn cảm ứng ở thực vật không qua hệ thần kinh.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 21: Dựa vào hình 6-2, cho biết:
* Những loại nơron tạo nên một cung phản xạ.
* Những thành phần của một cung phản xạ.
Trả lời:
* Những loại nơron tạo nên một cung phản xạ: nơron cảm giác; nơron liên lạc và nơron vận động.
* Những thành phần của một cung phản xạ: cơ quan thụ cảm; các nơron thần kinh (nơron cảm giác, nơron liên lạc và nơron vận động) và cơ quan phản ứng.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 6 trang 22: Cho ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó.
Trả lời:
Ví dụ như gặp người lớn tuổi thì chào: khi thấy người lớn tuổi, mắt bắt đầu tiếp nhận kích thích và truyền kích thích theo dây hướng tâm đến trung khu thị giác; trung khu thần kinh thị giác tiếp nhận kích thích hình ảnh và hình thành đường liên hệ tạm thời với trung khu thần kinh ngôn ngữ giọng nói làm trung khu này hung phấn. Khi trung khu ngôn ngữ giọng nói hung phấn; chúng xử lí thông tin và phát tín hiệu theo dây li tâm đến thanh quản, miệng và các cơ phát ra tiếng nói.
Bài trước: Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô Bài tiếp: Bài 7: Bộ xương