Hoạt động cấp cao ở người (SH 8 Bài 53)
Câu hỏi Sinh 8 Bài 53 trang 170: Kể ra một vài ví dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa.
Trả lời:
* Hút thuốc lá là thói quen của nhiều người => sau khi được tuyên truyền về sự gây hại và gây bệnh của thuốc lá => người hút thuốc bị ức chế phản xạ này và bỏ thuốc.
* Học sinh có thói quen là đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường để nói chuyện => ảnh hưởng đến việc khi tham gia giao thông và rất dễ gây tai nạn giao thông. Sau khi được nghe tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng => ức chế phản xạ này.
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 53 trang 171: Cho biết ý nghĩa của sự thành lập và ức chế của các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
Trả lời:
Sự thành lập và ức chế của các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch; có mối quan hệ mật thiết với nhau; là cơ sở để hình thành thói quen và tập quán; nếp sống có văn hóa và gây ức chế với các phản xạ không còn phù hợp.
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 53 trang 171: Vai trò của tiếng nói và chữ viết có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người?
Trả lời:
* Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể; thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2.
* Tiếng nói và chữ viết là phương tiện duy nhất để giao tiếp, trao đổi, truyền đạt lại kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
Bài trước: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (SH 8 Bài 52) Bài tiếp: Vệ sinh hệ thần kinh (SH 8 Bài 54)