Trang chủ > Lớp 8 > Giải BT Sinh 8 (ngắn nhất) > Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33:

* Ngồi trên ghế để thả chân xuống; lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè sẽ thấy có hiện tượng gì xảy ra?

* Hình 9-3 mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối. Dựa vào đó, hãy lí giải cơ chế phản xạ của sự co cơ.

* Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Và vì sao có sự thay đổi đó?

Trả lời:

* Thấy cẳng chân đá về phía trước.

* Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ: búa cao su tác động vào gân đầu gối => dẫn truyền đến dây thần kinh ở cơ bắp đùi => truyền kích thích theo đường cảm giác => trung ương thần kinh ở tủy sống => theo đường vận động đến cơ => cơ co.

* Gập cẳng tay vào sát với cánh tay; ta thấy bắp cơ ở trước cánh tay phồng to lên và đồng thời cảm giác đoạn cơ ngắn lại. Vì cơ bắp tay co lại nên cơ cấu tạo từ các bó cơ; mỗi bó cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày. Khi co cơ, cơ mảnh xuyên sâu vào vùng cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại và to hơn.

Câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33:

* Dựa vào hình 9-4, cho biết tác dụng của sự co cơ?

* Nhận xét về sự phối hợp hoạt động co; dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.

Trả lời:

* Sự co cơ giúp tăng lực của bắp cơ → có khả năng nâng hoặc trả lời lại kích thích đau, nóng … từ môi trường.

* Khi cơ co: cơ hai đầu co lại, cơ ba đầu duỗi ra, khi cơ dãn: cơ hai đầu dãn ra, cơ ba đầu co lại.

Câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33: Tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ qua đặc điểm cấu tạo nào?

Trả lời:

Cơ cấu tạo từ các bó cơ; mỗi bó cơ gồm tơ cơ mảnh và tơ cơ dày. Khi co cơ, cơ mảnh sẽ xuyên sâu vào vùng cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại và to hơn.

Câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33: Khi chúng ta đi hoặc đứng; hãy thử để ý xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co không? Giải thích hiện tượng đó.

Trả lời:

Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng sẽ không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng > giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.

Câu hỏi Sinh 8 Bài 9 trang 33: Có bao giờ cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co hoặc cùng duỗi tối đa không? Vì sao?

Trả lời:

Không. Vì cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất đi khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).