Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 28: Cấu tạo hình ống; nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng nâng đỡ của xương?
Trả lời:
* Hình ống => vững chắc; có thể tăng về chiều dài dễ dàng.
* Nan xương đầu xương xếp vòng cung => tăng khả năng chịu lực.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 29: Dựa vào hình 8-5, chỉ ra vai trò của sụn tăng trưởng.
Trả lời:
Giúp xương dài ra => tăng chiều cao cho cơ thể.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 30: Tìm hiểu thành phần và tính chất của xương qua thí nghiệm sau đây:
* Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành sau đó ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10% (hình 8-6). Để 10 - 15 phút rồi lấy ra và thử uốn xem xương cứng hay mềm?
* Đốt 1 xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn có cồn cho đến khi xương không cháy nữa; không còn thấy khói bay lên. Rồi bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nêu nhận xét (hình 8-7)
* Qua các thí nghiệm đó, ta rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương?
Trả lời:
* Xương giòn ra (cứng); dễ gãy.
* Bóp nhẹ => xương vỡ vụn ra.
* Kết luận: xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi => xương vừa chắc chắn mà vẫn dẻo dai.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 31: Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở (bảng 8-2) bằng cách ghép chữ (a; b; c…) với các số (1; 2; 3…) sao cho thích hợp:
Bảng 8-2: Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài
Các phần của xương | Trả lời: chức năng phù hợp | Chức năng |
1. Sụn đầu xương 2. Sụn tăng trưởng 3. Mô xương xốp 4. Mô xương cứng 5. Tủy xương | a) Sinh hồng cầu, chứa mở ở người già. b) Giảm ma sát trong khớp c) Xương lớn lên về bề ngang d) Phân tán lực, tạo ô chứa tủy e) Chịu lực g) Xương dài ra |
Trả lời:
1 – b; 2 – g; 3 – d; 4 – e; 5 – a
Câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 31: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng của xương?
Trả lời:
* Gồm chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi.
* Ý nghĩa: chất khoáng Ca tăng tính bền chắc; chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ giữa 2 chất này khác nhau theo độ tuổi. Từ đó, giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.
Câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 31: Lý giải tại sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
Trả lời:
Xương bở do chất hữu cơ (cốt giao) dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao => xương mất tính mềm dẻo => dễ tan ra.
Bài trước: Bài 7: Bộ xương Bài tiếp: Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ