Bài tiết nước tiểu (SH 8 Bài 39)
Câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 126:
* Chỉ ra những quá trình tạo thành của nước tiểu? Chúng diễn ra ở đâu?
* Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
* Cho biết nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?
Trả lời:
* Sự tạo thành nước tiểu gồm có: quá trình lọc máu; quá trình hấp thụ lại và quá trình bài tiết tiếp.
* Thành phần của nước tiểu đầu: không có prôtêin và tế bào máu.
Máu: chứa tế bào máu và prôtêin.
* Sự khác nhau của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn | Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn |
Nồng độ các chất độc và chất cặn bã ít hơn | Đậm đặc chất cặn bã và chất độc |
Chứa nhiều chất dinh dưỡng | Ít hoặc gần như không có chất dinh dưỡng |
Câu hỏi Sinh 8 Bài 39 trang 127: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục. Nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định. Cho biết tại sao lại có sự khác nhau đó và là do đâu?
Trả lời:
* Do nước tiểu chính thức sẽ được dẫn dần xuống bóng đái và chứa tại đó; ở vị trí bóng đái thông với ống đái có 2 cơ bịt chặt lại (ngoài là cơ vân còn hoạt động theo ý muốn). Đến khi bóng đái đầy thì ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu => khi đi tiểu cơ vòng sẽ mở ra; cơ vân theo ý muốn dãn ra => nước tiểu thoát ra ngoài.
* Với lượng nước tiểu chính thức là khoảng 1,5 lít mỗi ngày và 300 ml nước tiểu trong bóng đái thì mới có cảm giác buồn tiểu thì trung bình mỗi ngày ta sẽ đi tiểu 4-5 lần.
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 39 trang 127: Nhận xét quá trình tạo thành nước tiểu đầu ở các đơn vị chức năng của thận.
Trả lời:
Quá trình tạo thành nước tiểu đầu ở các đơn vị chức năng của thận là:
* Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao => lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Å) trên vách mao mạch và vào nang cầu thận. Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn hơn nên không thể qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
* Nước tiểu đầu đi qua ống thận; ở đây thường xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết. Các chất dinh dưỡng; các ion Na+; Cl- quá trình bài tiết tiếp nhận các chất độc và các chất không cần khác (axit uric; creatin; các chất thuốc; các ion H+; K+ ,,. ). Kết quả là đã tạo nên nước tiểu chính thức.
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 39 trang 127: Hãy cho biết thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là như thế nào?
Trả lời:
Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ những chất cặn bã; những chất độc và những chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì sự ổn định của môi trường trong.
Câu hỏi Sinh học 8 Bài 39 trang 127: Cho biết sự thải nước tiểu được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
* Nước tiểu chính thức sẽ được dẫn dần xuống bóng đái và chứa tại đó. Ở vị trí bóng đái thông với ống đái có 2 cơ bịt chặt lại (ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn). Sau khi bóng đái đầy, thì ta sẽ có cảm giác buồn đi tiểu => khi đi tiểu, cơ vòng mở ra; cơ vân theo ý muốn dãn ra => nước tiểu được thoát ra ngoài.
* Với lượng nước tiểu chính thức là khoảng 1,5 lít /ngày và 300 ml nước tiểu trong bóng đái thì mới có cảm giác buồn tiểu thì trung bình ta sẽ đi tiểu 4-5 lần/ ngày.
Bài trước: Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu Bài tiếp: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (SH 8 Bài 40)