Soạn bài: Vượt thác (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2)
- Đoạn 1: Từ đầu... Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước: Con thuyền khi băng qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Đoạn 2: tiếp theo.... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò: Con thuyền khi vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ
- Đoạn 3: Còn lại: Con thuyền ở đoạn sông không còn thác dữ
I. Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Bố cục: như trên
Câu 2 (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Cảnh dòng sông và 2 bên bờ thông qua sự miêu tả thay đổi theo mỗi chặng đường của con thuyền:
+ ở đoạn đồng bằng:
● Dòng sông hiền hòa, êm đềm thuyền bè tấp nập
● Quang cảnh 2 bên bờ rộng rãi và trù phú, những bãi dâu trải dài bạt ngàn
+ ở đọan sông có nhiều thác ghềnh
● Vườn tược um tùm, những chòm cây cổ thụ đang đứng trầm ngâm và lặng nhìn xuống nước
● Núi cao hiện ra một cách đột ngột như chắn ngang trước mặt
+ ở đoạn có những con thác dữ
● Nước từ trên cao phóng dữ dội giữa 2 vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn
● Thuyền cứ vùng vằng như trụt xuống trồi lên, quay đầu chạy về
● Thuyền cố sức lấn lên
+ ở đoạn cuối
● Dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những dãy núi cao nhưng sự hiểm trở đã giảm bớt
● Vùng ruộng đồng đột ngột mở ra khá bằng phẳng như chào đón con người sau một cuộc vượt thác thắng lợi
- Vị trí quan sát của người viết là ngồi trên thuyền trong quá trình trôi theo dòng sông
- Vị trí đó vô cùng phù hợp để quan sát vì nó động (di chuyển theo hướng của con thuyền) chứ không tĩnh lại
Câu 3 (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả trong bài:
+ thác rất dữ dội: Nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn
+ cả 3 con sào bằng tre đầu bịt sắt đã chuẩn bị sẵn sàng
+ chiếc sào của dượng Hương Thư bị cong lại, nước bị cản khiến bọt văng tứ tung, thuyền cứ vùng vằng cứ trụt xuống rồi trồi lên, quay đầu chạy về
+ thuyền cố lấn lên để vượt qua đoạn thác
- Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả trong bài
+ Ngoại hình:
● như pho tượng đồng đúc
● những bắp thịt cuồn cuộn,
● 2 hàm răng cắn chặt
● quai hàm bạnh ra
+ hành động
● cở trần đứng sau lái, co người phóng sào thật sâu xuống dòng sông
● ghì chặt lấy sào để lấy thế trị lại giúp chiếc sào kia phóng xuống
● thả sào rút sào rập sào một cách nhanh như cắt
+ đánh giá chung
● là hiệp sĩ hùng dũng của Trường Sơn oai linh hùng vĩ
● khi vượt thác mạnh mẽ oai phong hùng dũng khác hẳn với dáng vẻ ở nhà
- Các cách so sánh được sử dụng
+ so sánh vật với người: Núi cao như đột ngột hiện ra trước mắt; Những cây to... như những cụ già đang vung tay
+ trừu tượng với cụ thể: nhanh như cắt
- Ý nghĩa hình ảnh so sánh nhân vật dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh đã cho thấy tư thế mạnh mẽ, anh hùng của người lao động khi vượt qua thác nước hiểm trở
→ Con người sánh ngang với thiên nhiên dữ dội
Câu 4 (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- 2 hình ảnh đó là
+ đoạn đầu: Dọc sông các chòm cổ thụ với dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
+ đoạn cuối: Dọc sườn núi những cây to mọc lên giữa những bụi lúp súp trông xa như những cụ già đang vung tay hô đám con cháu tiến lên phía trước
- Tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa:
+ hình ảnh cây cổ thụ liên tưởng đến hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác
+ hình ảnh cây to liên tưởng đến nhân vật chú Hai vứt sào thở không ra hơi
- Ý nghĩa: cả 2 hình ảnh muốn nói rằng đất nước, nơi sông núi, quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở nhưng những thế hệ trẻ luôn có trong mình bản lĩnh xứng tầm vũ trụ
Câu 5 (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội hiểm trở
- Con người là hiệp sĩ anh hùng có ý chí kiên cường chiến với đấu với tự nhiên
Luyện tậpNét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên đã được miêu tả triong bài
- Sông nước Cà Mau: miền cực Nam của tổ quốc, có nhiều kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước và có chợ, phố thị trên sông
- Vượt thác: miền Trung ở dãy Trường Sơn và những thác nước hiểm trở dữ dội phải vượt qua
Nét đặc sắc trong nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả cảnh, tả người tài hoa
Bài trước: Soạn bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 35 Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: So sánh (tiếp theo) (trang 41 Ngữ Văn 6 Tập 2)