Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (siêu ngắn) > Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1)

Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1)

Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu → chứng giám: Nhà vua quyết định truyền ngôi

- Phần 2: Tiếp → hình tròn: các hoàng tử tranh tài và sự ra đời của bánh chưng bánh giầy

- Phần 3: Còn lại: ý nghĩa của làm bánh chưng bánh giầy

Tóm tắt

Vua Hùng Vương thứ 6 muốn tìm người con trai xứng đáng để truyền ngôi nên bèn ra một câu đố để thử thách các con trai của mình trong ngày lễ Tiên Vương. Các lang tranh tài nhưng ai cũng không biết ý vua muốn như thế nào để làm vừa lòng. Lang Liêu vì được thần mách bảo nên đã làm bánh chưng và bánh giầy trong ngày Lễ Tiên Vương và được vua truyền ngôi báu cho. Kể từ đó, bánh chưng và bánh giầy trở thành thứ bánh không thể thiếu trong những ngày tết Nguyên Đán.

Soạn bài

Câu 1 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hoàn cảnh, ý định và hình thức vua Hùng chọn người nối ngôi.

+ Hoàn cảnh: Đất nước đang trong thời thái bình, vua tuổi đã già muốn truyền ngôi.

+ Ý định: Người nối được ý chí, không nhất thiết cứ phải là con trưởng.

+ Hình thức chọn: Một câu đố nhân dịp lễ Tiên Vương → cách thử tài các lang độc đáo.

Câu 2 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Nguyên nhân Lang Liêu nhận được sứ giúp đỡ của thần.

+ Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: mẹ của chàng bị vua cha ghẻ lạnh → ốm rồi chết.

+ Từ nhỏ đã sống cuộc sống như những người nông dân mặc dù là con vua.

+ Là người hiểu được ý của thần, có đầu óc sáng tạo: Lấy gạo làm bánh.

Câu 3 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hai thứ bánh do Lang Liêu làm được vua chọn để tế lễ trời đất vì:

+ Thể hiện được ý tưởng độc đáo và sâu xa: Gợi hình đất, hình trời ⇒ bao hàm được phong vị cỏ cây và tinh thần đoàn kết

+ Thể hiện được sự quý trọng nông nghiệp, quý trọng những sản phẩm nông nghiệp do con người tạo ra.

- Vua chọn Lang Liêu để truyền ngôi vì: Lang Liêu là một người vừa có tài vừa có đức vừa có lòng hiếu thảo.

Câu 4 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bánh chưng và bánh giầy là truyền thuyết giải thích về phong tục làm bánh chưng và bánh giầy trong dịp tết Nguyên Đán từ đó:

+ Đề cao lòng tôn kính đối với đất trời và thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên.

+ Ca ngợi khả năng sáng tạo và ý thức tìm tòi, xây dựng văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.

Luyện tập

Bài 1 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong dịp tến Nguyên Đán có một ý nghĩa vô cùng cao đẹp. Đây là phong tục có ý nghĩa tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính của con người với tổ tiên đồng thời thể hiện tinh thần xem trọng nghề nông.

Bài 2 (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đọc truyện em thích nhất là các chi tiết: vua Hùng họp các người con trai lại rồi nói về ý nghĩa của 2 loại bánh và nhận xét của vua về bánh chưng và bánh giầy. Em thích nó vì nó đã thể hiện được sự quý trọng và tôn vinh khả năng sáng tạo của người lao động.