Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Phần 1: Từ đầu → ở nhà kéo sợi: Giới thiệu về cuộc sống nghèo khó của hai vợ chồng ông lão đánh cá.
- Phần 2: tiếp theo → Ông lão làm theo ý muốn của mụ vợ: Cá vàng đền ơn ông lão và lòng tham của mụ vợ
- Phần 3. Còn lại: Cá vàng trừng trị mụ vợ tham lam và bội bạc.
Tóm tắtNgày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo sống với nhau dưới một túp lều tranh lụp xụp. Hằng ngày ông lão đi ra biển thả lưới, bà vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm ông lão đi đánh cá và kéo được một con cá vàng nhưng vì con cá van xin ông tha mạng nên ông ông đã thả nó xuống biển. Về nhà ông lão kể chuyện đó cho vợ nghe và đã bị mụ vợ mắng. Mụ vợ bắt ông lão đi ra biển đòi cá vàng trả ơn. Lòng tham của mụ vợ mỗi lúc một tăng và đến quá quắt. Cuối cùng vì lòng tham và bội bạc của mình, mụ vợ phải quay trở lại với cuộc sống nghèo khó như ngày xưa.
Soạn bàiCâu 1 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Trong truyện ông lão đã ra biển 5 lần để gọi cá.
- Việc lặp lại các lần ông lão ra biển và gọi cá vàng có tác dụng:
+ Khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn và cuốn hút.
+ Làm nổi bật tính cách của nhân vật.
Câu 2 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Số lần ra biển | Cảnh biển | Ý nghĩa. |
1 | Biển gợn sóng êm ả | Sự thay đổi theo mức độ tăng tiến của biển cả tương ứng với những đòi hỏi tham lam và quá quắt của mụ vợ. Lòng tham của mụ vợ đã khiến biển cả (tự nhiên) cũng phải phẫn nộ. |
2 | Biển xanh đã nổi sóng | |
3 | Biển xanh nổi sóng dữ dội | |
4 | Biển nổi sóng mịt mù | |
5 | Một cơn giông tố kinh khủng ập đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. |
Câu 3 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Lòng tham của mụ vợ có sự tăng tiến và không có điểm dừng.
+ Từ máng lợn mới → một căn nhà rộng → Làm nhất phẩm phu nhân → nữ hoàng → Long Vương.
- Sự bội bạc của người vợ với người chồng cũng tăng dần:
+ Mắng: Đồ ngốc → quát: đồ ngu → quát mắng như tát nước vào mặt → giận dữ và nổi trận lôi đình → nổi cơn thịnh nộ, đuổi ông đi.
- Sự bội bạc của mụ vợ được đẩy đến tột cùng khi mụ đòi cả địa vị lẫn quyền lực vô hạn ⇒ xem chồng chỉ là chướng ngại vật.
Câu 4 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kết thúc của truyện:
- Hai vợ chồng lại trở về cuộc sống như trước đây.
- Ý nghĩa của cách kết thúc truyện: Đó chính là sự trừng phạt, là cái giá phải trả cho sự tham lam và bội bạc.
Câu 5 (trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Cá vàng đã trừng trị mụ vợ cả thói tham lam và tội bội bạc.
- Ý nghĩa hình tượng cá vàng là:
+ Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người có tấm lòng nhân hậu.
+ Bài học thích đáng cho những ai có lòng tham lam, bội bạc.
Luyện tậpBài 1 (trang 97 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Có thể đặt tên truyện là: Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng vì câu chuyện này có nội dung phát triển theo mức độ lòng tham của bà vợ, đồng thời ý nghĩa của truyện cũng là phê phán lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ.
Bài 2 (trang 97 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy kể diễn cảm truyện cổ tích này.
Bài trước: Soạn bài: Ngôi kể trong văn tự sự (trang 89 Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự (trang 98 Ngữ Văn 6 Tập 1)