Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (siêu ngắn) > Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 2)

Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 2)

I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Câu 1 (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc đoạn văn

Câu 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Trả lời câu hỏi

a. Đặc điểm nổi bật của phong cảnh và sự vật được miêu tả

- Đoạn 1: chân dung Dế Choắt là một anh chàng ốm yếu xấu xí

- Đoạn 2: phong cảnh vùng sông nước Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ và tràn đầy sức sống hoang dại

- Đoạn 3: ngày hội mùa xuân của bầy chim trên cây gạo đỏ

b. Các đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ hình ảnh:

- Đoạn 1

+ người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

+ cánh chỉ ngắn ngủi đến giữa lưng

+ đôi càng bè bè......

.....

- Đoạn 2

+ kênh rạch bủa giăng chằng chịt như mạng nhện

+ dòng sông Năm Căn rộng mênh mông, nước đổ ra biển ầm ầm ....

......

- Đoạn 3:

+ cây gạo đứng sừng sững giống như một tháp đèn khổng lồ

+ hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi

+ sáo sậu, sáo đen, chào mào, ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về

...

→ Để viết được như vậy thì người viết cần phải biết quan sát từ đó liên tưởng, so sánh và nhận xét

c. Các câu văn có sự liên tưởng và so sánh

- Đoạn 1

+ người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

+ cánh chỉ ngắn ngủi đến giữa lưng như người cởi trần mặc áo gi- lê

+ mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngơ

- Đoạn 2:

+ kênh rạch bủa giăng chằng chịt như mạng nhện

+ dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển như thác

+ rừng đước trông như hai dãy trường thành

- Đoạn 3

+ cây gạo gọi chào đến bao nhiêu là chim

+ hoa là lửa búp là nến

+ cây gạo đứng sừng sững như tháp đèn khổng lồ

+ bầy chim gọi mời nhau, trêu ghẹo, tranh cãi,...

→ Sự liên tưởng và so sánh ở đây khiến sự vật trở nên sinh động và có hồn, gợi được sự liên tưởng khám phá cho người đọc

Câu 3 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn văn bị lược đi những chữ: như thác, ầm ầm, nhô lên hụp xuống giống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành dài vô tận

→ Đoạn văn bị lược bớt đi khiến sự vật nghèo nàn sức gợi hình biểu cảm bị giảm đi nhiều, mất đi màu sắc độc đáo cá thể

Luyện tập

Câu 1 (trang 28,29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Điền từ

1- Gương bầu dục 2- Cong cong 3- Lấp ló
4- Cổ kính 5- Xanh um

b. Trong đoạn văn tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm sau đó chọn những chi tiết tiêu biểu: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa

Câu 2 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Các hình ảnh tiêu biểu

+ thân hình đẹp cả người màu nâu bóng mỡ

+ cái đầu lực sĩ to nổi từng tảng trông rất bướng

+ hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như liềm máy

+ râu đẹp cong dài....

- Đặc sắc và nổi bật nhân vật điều đó là phong cách nghệ thuật của nhà văn

Câu 3 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Màu sơn: xanh lá mạ

- Nhỏ nhắn nấp phía sau rặng tre xanh xanh

- Nền nhà: lát gạch bóng loáng

- Mái ngói: đỏ tươi

- Ngôi nhà là nơi tạo dựng tổ ấm của gia đình em bao năm qua

Câu 4 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Mặt trời như lòng đỏ của quả trứng gà vừa mới bóc vỏ

- Bầu trời sạch giống như tấm kính lau hết bụi

- Những hàng cây như những bức tường thành đứng trang nghiêm

- Núi đồi như những chiếc bát khổng lồ xếp chồng chất lên nhau

- Những ngôi nhà thấp thoáng sau lũy tre mờ mờ ảo ảo

Câu 5 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

Mỗi khi nhớ về quê hương em lại không thể nào không nhớ đến con sông Hồng thân thương. Ngày ngày dòng sông chảy hiền hòa mang nguồn nước tươi mát tưới tắm cho những cánh đồng. Trên sông thuyền bè tấp nập qua lại. Xa xa có mấy chiếc thuyền nhỏ đang thu lưới đánh cá. Dọc hai bên bờ sông có rất nhiều cây cối mọc chênh vênh, hiền hòa tỏa bóng mát. Vào mùa mưa lũ nước sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng. Đó là vẻ đẹp riêng và cũng là nguồn gốc của cái tên sông Hồng. Và có lẽ những vẻ đẹp đó đã được gói ghém trọn vẹn trong câu hát: Sông Hồng đỏ nặng phù sa....