Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (siêu ngắn) > Soạn bài: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (trang 127 Ngữ Văn 6 Tập 2)

Soạn bài: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (trang 127 Ngữ Văn 6 Tập 2)

Bố cục chia thành 3 phần:

- Phần 1: (từ đầu... của thủ đô Hà Nội: giới thiệu khái quát

- Phần 2: tiếp theo... thầm cảm ơn cầu: cây cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử

- Phần 3: còn lại: ý nghĩa lịch sử của cây cầu Long Biên trong xã hội hiện đại

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 127 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Bố cục văn bản được chia như ở trên

Câu 2 (trang 127 Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Đoạn văn đã cho em biết các thông tin chích xác về cây cầu Long Biên:

+ tên gọi đầu tiên của cây cầu này là cầu Đu-me, vào năm 1945 đã được đổi tên thành cầu Long Biên

+ quy mô của cầu: dài 2290 mét, nặng 17 nghìn tấn

+ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã làm nên cây cầu này

+ về kĩ thuật: là thành tựu rất quan trọng trong thời văn minh cầu sắt

+ cây cầu được xây dựng bằng chính mồ hôi và xương máu của hàng nghìn dân phu Việt Nam

+ trước năm 1985 cầu Long Biên là cây cầu lớn nhất và đẹp nhất bắc ngang sông Hồng

+ sau năm 1985 cây cầu này đã được xây dựng hiện đại hơn và trở thành cây cầu dài thứ hai

- Như vậy có thế thấy cây cầu Long Biên có quy mô rất lớn, là thành tựu lớn và quan trọng của thời đại bấy giờ, là cây cầu có tuổi thọ lâu đời và là nhân chứng chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của dân tộc

Câu3 (trang 127 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Các cảnh vật và sự việc được ghi lại:

- Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối

- Buổi chiều, đèn thắp sáng như sao sa phía Hà Nội

- Nhìn xuống cầu lại nhớ đến đoàn quân bí mật rời đi năm 1947

- Nhìn bầu trời nhớ đến những năm tháng chống không lực Hoa Kì oanh liệt, những lần cầu bị quân địch ném bom

- Những ngày nước cao: sông Hồng một màu đỏ rực cuồn cuộn chảy, chiếc cầu như chiếc võng sắt đung đưa nhưng vẫn dẻo dai và bền chắc

→ Cảnh và sự việc đã cho ta biết những sự kiện lịch sử: sự kiệnTrung đoàn Thủ đô bí mật rút khỏi Hà Nội vào năm 1947, những lần đế quốc Mĩ ném bom, những lần cây cầu đã kiên cường chống chọi lại dòng lũ hung dữ của sông Hồng

b. Việc trích dẫn lời một bản nhạc, một bài thơ trong đoạn văn có tác dụng tạo nên chứng nhân về mặt nghệ thuật cho cây cầu, thể hiện sự gắn bó thân thiết của cây cầu và trong kí ức con người. Tình cảm đối với đất nước, quê hương, với những di tích lịch sử của thế hệ sau đã được thế hệ trước gìn giữ và nuôi dưỡng

c. Tình cảm mà tác giả thể hiện ở đoạn này đã thể hiện một cách rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên vì cây cầu đã gắn liền với biết bao kỉ niệm, cảm xúc, cụ thể so sánh ta sẽ thấy được:

- Cách kể chuyện ở đoạn này thể hiện tình cảm của tác giả một cách rõ ràng hơn ở đoạn trên

- Người kể xưng tôi tức là ngôi kể thứ nhất, chuyện cây cầu Long Biên được kể thông qua cảm nhận riêng tư của bản thân tác giả

- Kết hợp tả, kể, biểu thị cảm xúc với việc sử dụng từ ngữ gợi cảm: cây cầu như một dải lụa uốn lượn vắt ngang qua sông Hồng, những ánh đèn đủ màu sắc mọc lên như sao sa,....

Câu4 (trang 127 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Tác giả đã đặt tên bài như vậy là vì hơn một thế kỉ qua cây cầu Long Biên là nhân chứng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của thủ đô Hà Nội

- Không thể thay như thế được vì từ chứng nhân có đầy đủ ý nghĩa sâu sắc nhất

- Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến:

+ thời thực dân pháp đô hộ

+ cách mạng tháng Tám năm 1945

+ kháng chiến chống thực dân Pháp

+ thời hòa bình

+ kháng chiến chống đế quốc Mĩ

+ những mùa lũ nước chảy cuồn cuộn

- Ý nghĩa của các từ:

+ sống động: những gì mà cầu Long Biên đã chứng kiến là lịch sử dân tộc trong một thời gian tuy không dài nhưng đã có rất nhiều biến đổi

+ đau thương: gợi nhớ những kí ức đau thương như máy bay của đế quốc Mĩ ném bom

+ anh dũng: gợi nhắc khí thế và tinh thần chiến đấu của dân tộc

b. So sánh ta có thể thấy giá trị nghệ thuật của câu cuối bài

- Tạo dựng được hình tượng cây cầu Long Biên dài

- Thiếu 1 từ một chữ thì nhịp cầu thép của cầu Long Biên sẽ không trở thành nhịp cầu vô hình gắn kết những con tim

→ Có thể nói nhịp cầu thép của cây cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình gắn kết những con tim vì cây cầu được xem là chứng nhân cho lịch sử của dân tộc, tìm hiểu cây cầu chính là đang khám phá lịch sử dân tộc.

Luyện tập

Tùy mỗi địa phương sẽ có các chứng nhân lịch sử khác nhau