Trang chủ > Lớp 6 > Soạn Văn 6 (siêu ngắn) > Soạn bài: Từ mượn (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1)

Soạn bài: Từ mượn (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1)

I. Từ thuần việt và từ mượn.

Câu 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Giải thích từ tráng sĩ và từ trượng:

+ Trượng: là đơn vị đo độ dài của Trung Quốc thời cổ. 1 trượng = 10 thước = 3,33m.

+ Tráng: to lớn, khỏe mạnh

+ Sĩ: Người tri thức thời xưa và những người được nhân dân tôn trọng nói chung.

⇒ Tráng sĩ: Người có chí khí mạnh mẽ, sức lực cường tráng hay làm việc lớn.

Nhận xét:

- 2 từ này được sử dụng để biểu thị sự vật, đặc điểm, hiện tượng.

- 2 từ này không phải do ông cha ta đã sáng tạo ra mà là các từ đi mượn của nước ngoài.

- Những từ không phải là từ mượn khi đọc lên sẽ hiểu được nghĩa ngay chứ không cần phải giải thích.

Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Những từ trên có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, được đọc theo cách của người Việt-> gọi là từ Hán Việt.

Câu 3 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Từ mượn từ tiếng Hán Từ mượn từ ngôn ngữ khác. Từ được Việt hóa cao có nguồn gốc từ Ấn-Âu
Sứ giả, điện, giang sơn, gan.
Ra –đi- ô, In- tơ- nét. Ti vi, mít tính, bơm, xà phòng, buồm, Xô Viết

Nhận xét:

- Những từ được Việt hóa cao thì cách viết giống như viết từ thuần Việt.

- Những từ chưa được Việt hóa cao thì khi viết cần phải có dấu gạch nối ở giữa các tiếng.

Câu 4 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Từ mượn có 2 nguồn gốc chính là Ấn- Âu và Hán.

- Từ mượn từ nguồn gốc Ấn Âu có hai cách viết khác nhau.

+ Những từ được Việt hóa cao thì viết giống như từ thuần Việt.

+ Những từ chưa được Việt hóa cao thì khi viết phải có dấu gạch nối ở giữa các tiếng.

II. Nguyên tắc mượn từ

Ý kiến của Hồ Chí Minh được hiểu như dưới đây:

- Mặt tích cực: Mượn từ là một cách để làm vốn phong phú Tiếng Việt.

- Mặt tiêu cực:

+ Lạm dụng việc mượn từ sẽ khiến cho Tiếng Việt trở nên kém trong sáng.

+ Tùy tiện mượn từ sẽ dẫn đến việc Tiếng Việt bị pha tạp.

⇒ Không mượn từ một cách tùy tiện, phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Từ mượn Nguồn gốc
a. Vô cùng, ngạc nhiên tự nhiên, sính lễ Hán
b. Gia nhân
c. Mai-cơn-Giắc-xơn, in-tơ-nét Tiếng Anh
Quyết định, trang chủ, lãnh địa Hán

Câu 2 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a) Khán giả Khán: xem
Giả: người
Thính giả Thính: nghe
Giả: người
Độc giả Độc: đọc
Giả: người.
b) Yếu điểm Yếu: Quan trọng
Điểm: điểm
Yếu lược Yếu: quan trọng
Lược: Tóm tắt
Yếu nhân Yếu: Quan trọng
Nhân: người

Câu 3 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy kể một số từ mượn:

a) Đơn vị đo lường: Ki lô mét, đề- ci- mét, ki-lô gam, héc-ta-mét, đề- ca-mét…

b) Tên các bộ phận của chiếc xe đạp: Ghi- đông, gác- đờ-bu, pê- đan..

c) Tên một số loại đồ vật: Vi- ô- long, ghi-ta, đàn ooc- gan..

Câu 4 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Những từ mượn; Phôn, nốc ao, fan. Trong số từ này có các từ được Việt hóa cao như từ phôn

- Sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, viết tin trên báo.

- Đối tượng; là bạn bè thân mật.

- Ưu điểm: Ngắn gọn.

- Nhược điểm: không giữ được phép trang trọng trong các giao tiếp nghi thức.

→ thông thường khi viết ra nên sử dụng từ thuần Việt, còn khi nói có thể sử dụng từ mượn