Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 2)
- Phần 1: từ đầu... phát huy tài năng: tài năng hội họa của cô bé Kiều Phương được phát hiện
- Phần 2: tiếp theo... muốn cả anh trai cùng đến nhận: sự thay đổi trong tình cảm của người anh trai đối với em gái Kiều Phương
- Phần 3: còn lại: người anh nhận ra những lỗi lầm, nhược điểm của bản thân mình và tấm lòng nhân hậu, tâm hồn trong sáng của em gái.
I. Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Kiều Phương là một cô bé có tài năng hội họa. Tài năng của cô bé đã được phát hiện khi chú Tiến Lê, một người bạn của bố đến nhà chơi. Cả nhà ai nấy đều vui mừng chăm chút cho tài năng của cô bé. Thấy vậy người anh trai cảm thấy rất buồn vì cảm thấy bị coi thường, thấy mình bất tài nên luôn cau có, cáu gắt và khó chịu với em. Còn cô bé vẫn giữ được sự hồn nhiên như trước kia. Rồi Kiều Phương tham dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi tham kì thi vẽ cô bé có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi đó, bức tranh của Kiều Phương đã giành giải nhất. Cô bé muốn cả anh trai đi nhận giải cùng với mình. Ngắm nhìn bức tranh của em gái với tựa đề Anh trai tôi, người anh cảm thấy vô cùng hối hận vì mình đã quá nhỏ nhen trước tâm hồn trong sáng, lòng nhân hậu, hồn nhiên của cô em gái.
Câu 2 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Nhân vật chính của câu chuyện tên là Kiều Phương, bởi vì các chi tiết các nhân vật khác đều xoay quanh làm rõ tính cách của nhân vật này, ý đồ nghệ thuật của tác phẩm cũng đã được tác giả thể hiện hết trong nhân vật này
b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh trai
→ Tác dụng: mang lại giá trị khách quan cho câu chuyện
Câu 3 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Diễn biến tâm trạng người anh trai
- Lúc trước khi thấy người em gái tự pha màu vẽ người anh đã rất tò mò và quyết định theo dõi em
- Khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện người anh cảm thấy mặc cảm và ghen tị với em: cảm thấy mình là người bất tài, chỉ cần một lỗi nhỏ của em gái là cũng gắt um lên,...
- Khi đứng trước bức tranh đạt giải giải nhất của em gái người anh đã ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy hối hận vô cùng vì sự ích kỷ, nhỏ nhen của bản thân
b. Khi tài năng của cố em gái được phát hiện người anh trai không thể thân thiết với em gái như trước đây bởi vì người anh thấy mình bất tài luôn bị đẩy ra ngoài, và một phần do ghen tị nhỏ nhen với em gái
c. Giải thích tâm trạng người anh trai khi đứng trước bức tranh giành giải của em gái:
- Cảm thấy ngỡ ngàng vì quá bất ngờ
- Hãnh diện bởi vì mình trong tranh trông rất đẹp cả về lí trí và tâm hồn được thể hiện trong bức tranh
- Xấu hổ vì cảm thấy hối hận bởi vì mình không xứng đáng với tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của em gái mình
Câu 4 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Đoạn kết của truyện người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của mẹ mà cậu ta lại hiểu câu nói của mẹ một cách đầy ẩn ý thể hiện sự hối hận và đã có thái độ hoàn toàn khác với người em nhân hậu
- Nhân vật người anh có tâm hồn nhạy cảm trung thực nhận ra những điều chưa tốt ở mình
Câu 5 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Cô em gái trong truyện có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên.
- Điều khiến em cảm thấy mến nhất ở nhân vật Kiều Phương là tấm lòng độ lượng và nhân hậu, chính tấm lòng nhân ái này đã cảm hóa người anh
Luyện tậpCâu 1 (trang 35 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Sau lời hỏi của mẹ trong lòng tôi chợt trào lên một thứ cảm giác khó tả. Em gái tôi có một một tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu. Tôi trách bản thân mình đã quá ích kỉ, không nhận ra được điều đó. Tôi cũng cảm thấy hãnh diện ra mặt thì ra trong lòng em gái tôi, tôi luôn là một cậu bé như trong bức tranh này: hồn nhiên, nhân hậu, trong sáng. Tôi thầm nhủ rằng sau này sẽ thay đổi bản thân để những gì hiện hình trên trang vẽ của em gái tôi sẽ trở thành sự thực
Câu 2 (trang 35 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài tham khảo:
Tháng trước gia đình em mới nhận được tin vui đó là anh trai em đã nhận được danh hiệu: Học sinh tiêu giỏi biểu của Thủ đô. Khi nghe anh kể lại, bố mẹ em cứ ngỡ rằng anh nói đùa. Nhưng chỉ một lúc sau cô giáo chủ nhiệm của anh trai đã gọi điện đến thông báo. Cả nhà em gương mặt ai cũng tỏ ra vui mừng rạng rỡ hẳn lên. Ông bà cũng thấy tự hào vì con cháu luôn chăm ngoan hiếu học. Bố mẹ vui như trẻ ra cả chục tuổi sau bao vất vả của những ngày lao động mệt nhọc đều tan biến. Mẹ xoa đầu em và bảo: Cố gắng noi theo gương anh nha con. Em cũng thấy vui cho anh. Em biết anh là động lực để em noi theo và phấn đấu hết mình. Em tự nhủ với bản thân rằng sẽ giống như anh đem về cho bố mẹ nhiều niềm vui hơn nữa.
Bài trước: Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 35 Ngữ Văn 6 Tập 2)