Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1)
Giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi đứng lên dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần để tiêu giệt quân giặc. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đã đánh thắng quân xâm lược. 1 năm sau, Lê Lợi đang ngồi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng được đổi thành tên mới là hồ Hoàn Kiếm.
Soạn bàiCâu 1 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để chống lại quân ngoại xâm vì:
- Giặc Minh sang đô hộ nước ta khiến cho nhân dân chịu nhiều khổ cực, chúng làm rất nhiều điều ác → ngược với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi quân xâm lược.
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn rất yếu → nhiều lần thua trận.
- Đức Long Quân muốn giúp để nghĩa quân thắng.
Câu 2 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Lê Lợi không trực tiếp nhận được Gươm thần.
- Lê Thận đi kéo lưới nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên một cây đa trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì thấy vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lưỡi gươm lên cho vua Lê Lợi.
- Ý nghĩa:
- Chuôi gươm ở trên cạn, gươm ở dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Lưỡi gươm có khắc hai chữ “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của dân tộc ta là chính nghĩa, thuận theo ý trời.
Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Gươm thần có sức mạnh đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khí thế của nghĩa quân dần mạnh lên → khiến quân Minh sợ hãi.
+ Từ thế bị động chuyển sang chủ động là tìm quân giặc để đánh.
+ Gươm thần mở đường cho nghĩa quân lam Sơn giành chiến thắng.
Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Đức Long quân sai Rừa vàng đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Đã dẹp tan giặc Minh ⇒ đất nước có chủ quyền độc lập và vua dời đô về thành Thăng Long.
- Cảnh đòi gươm và trả gươm:
+ Vua ngự thuyền đi dạo quanh hồ Tả Vọng→ rùa vàng ngoi lên mặt nước đòi gươm → vua trả gươm thần cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy hồ.
Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa của truyện sự tích Hồ Gươm:
+ Ca ngợi tính chất nhân dân, tính chất chính nghĩa
+ Ca ngợi chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi
+ Giải thích tên gọi Hồ Gươm - Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc của nhân dân ta.
Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết cũng có xuất hiện hình ảnh rùa vàng.
- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết là để tượng trưng cho trí tuệ, tình cảm của nhân dân.
Bài trước: Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (trang 38 Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (trang 46 Ngữ Văn 6 Tập 1)