Soạn bài: So sánh (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tập hợp từ chứa các hình ảnh so sánh
a. Búp trên cành
b. Rừng đước dựng lên cao ngất giống như hai dãy trường thành bất tận
Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):
– trẻ em được so sánh với búp non trên cành
- rừng đước được do sánh với hai dãy trường thành dài vô tận
→ Sở dĩ có thể so sánh như vậy là bởi vì những sự vật được so sánh có sự tương đồng, so sánh với mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Câu 3 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Sự so sánh trong câu này khác với các câu trên ở chỗ là so sánh lí luận hướng về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm
II. Cấu tạo của phép so sánhCâu 1 (trang 24,25 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Điền vào bảng
Vế A (sự vật được so sánh) | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B (sự vật dùng để so sánh) | |
---|---|---|---|---|
a | Trẻ em | (tươi non) | như | búp măng non |
b | Rừng đước | dựng lên cao ngất | như | hai dãy trường thành dài vô tận |
c | Con mèo vằn | vào tranh | to hơn cả | con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến |
Câu 2 (trang 25 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nêu thêm một vài từ so sánh
- Từ hô ứng: bao nhiêu.... bấy nhiêu
- Từ: là, bằng, hơn, tựa thế, kém, ngang,...
3. Cấu tạo của phép so sánh ở ví dụ có các điểm đặc biệt:
a. Sử dụng dấu hai chấm thay cho từ so sánh
b. Đảo vị trí của 2 vế so sánh
Luyện tậpCâu 1 (trang 25,26 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. So sánh đồng loại
- So sánh giữa người với người: Cô giáo như mẹ hiền
- So sánh vật với vật:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
(Cảnh khuya- Hồ Chí Minh)
b. So sánh khác loại
- So sánh vật với con người:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(Mẹ - Trần Quốc Minh)
- So sánh những cái cụ thể với cái trìu tượng
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(ca dao)
Câu 2 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Khỏe như trâu
- Đen như than
- Trắng như bột
- Cao như núi
Câu 3 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các câu văn có sử dụng phép so sánh trong:
- Bài học đường đời đầu tiên
+ Những ngọn cỏ bị đạp gãy rạp y như có nhát dao sắc vừa lia qua
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp giống như 2 lưỡi liềm máy làm việc
+ Cái chàng Dế Choắt người gầy gò, dài lêu nghêu trông giống như gã nghiện thuốc phiện
.....
- Sông nước Cà Mau
+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi và kênh rạch nhiều chằng chịt như mạng nhện
+ Dòng sông Năm Căn mênh mông nước đổ ra biển ầm ầm cả ngày lẫn đêm như thác
+ Rừng đước dựng lên cao ngất trông giống như hai dãy trường thành vô tận
.....
Bài trước: Soạn bài: Sông nước Cà Mau (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 2)