Soạn bài: So sánh (tiếp theo) (trang 41 Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 41 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những phép so sánh
- Những ngôi sao thức ngoài kia
Không bằng mẹ đã thức vì chúng con
- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Câu 2 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Từ chỉ ý so sánh ở đây là những từ chỉ ý hơn kém hoặc ngang bằng
Câu 3 (trang 43 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tìm thêm từ ngữ so sánh
- Ngang bằng: chừng như, tựa như, bao nhiêu..... bấy nhiêu,..
- Không ngang bằng: chẳng bằng, chưa được, chẳng là,...
II. Tác dụng của so sánhCâu 1 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tìm phép so sánh
- Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ trên cành cây rơi cắm phập xuống đất như để cho xong chuyện...
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không trung
- Có chiếc lá nhẹ nhàng.... như thầm bảo
- Có chiếc lá như ngần ngại, sợ hãi, rụt rè, rồi như gần đến mặt đất còn cất mình
Câu 2 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tác dụng phép so sánh- Đối với miêu tả sự vật và sự việc: gợi hình ảnh thêm cụ thể sinh động
- Việc thể hiện tư tưởng và tình cảm thêm sâu sắc hơn
Luyện tậpCâu 1 (trang 43 Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Mặt nước con sông như mặt gương trong
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
→ so sánh kiểu ngang bằng
b. Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
→ so sánh hơn kém ngang bằng
c. Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
→ so sánh kiểu ngang bằng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
→ kiểu so sánh không ngang bằng
- Trong ví dụ b phép so sánh có tác dụng
+ lấy cái cụ thể để diễn tả cái trừu tượng nhằm thể hiện sự hi sinh và vất vả của bầm
+ thể hiện sự kính trọng, biết ơn, tình cảm yêu thương đối với người mẹ vĩ đại đồng thời nhắc nhở bản thân cần phải chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước cũng chính là báo hiếu, bảo vệ mẹ
Câu 2 (trang 43 Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Các câu văn dùng phép so sánh trong bài Vượt thác
+ Dọc sườn núi nhiều cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già đang vung tay hô đám con cháu tiến lên phía trước
+ Thuyền rẽ sóng lướt phăng phăng như đang nhớ núi rừng....
+ Những động tác rút sào, rập ràng, thả sào nhanh như cắt
+ Dượng Hương Thư như bức pho tượng đúc đồng....
- Phép so sánh hay nhất là: Dọc sườn núi nhiều cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già đang vung tay hô đám con cháu tiến lên phía trước
→ Vì nó độc đáo và gây bất ngờ, nó tạo ra sự chuyển nghĩa nói về sự kế tục của những thế hệ ở vùng núi rừng Trường Sơn
Câu 3 (trang 43 Ngữ Văn 6 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Từ trên cao nước phóng xuống ầm ầm như muốn nuốt cả con thuyền vào trong. Thấy vậy dượng Hương Thư nhanh chóng vừa thả sào vừa rút sào một cách nhẹ nhàng để giữ thăng bằng cho con thuyền bằng cách đều đặn. Thế nhưng nước vẫn lao xuống nhanh sấn sổ như muốn nhấn chìm con thuyền. Dượng Hương Thư không chịu thua. Những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên, hai hàm răng cắn chặt lại, quai hàm bạnh ra, cặp mắt như nảy lửa ghì trên con sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai hùng. Sức mạnh của thác nước cũng không thể bì lại sức mạnh của dũng sĩ. Và thế là con thuyền đã vượt qua đoạn thác Cổ Cò một cách thắng lợi.
Bài trước: Soạn bài: Vượt thác (trang 40 Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Phương pháp tả cảnh (trang 45, 46 Ngữ Văn 6 Tập 2)