Soạn bài: Ngôi kể trong văn tự sự (trang 89 Ngữ Văn 6 Tập 1)
a) Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Người kể ẩn mình, không biết ai là người kể, gọi tên nhân vật → dấu hiểu để nhận biết.
b) Đoạn số 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Vì người kể xưng tôi → dấu hiệu để nhận biết.
c) Người kể xưng tôi trong đoạn số 2 là nhân vật Dế Mèn.
d) Ngôi kể thứ 3 là ngôi kể linh hoạt, tự do không bị hạn chế. Ngôi kể thứ nhất là ngôi kể chỉ được kể những điều mình đã thấy và những gì mình trải qua.
đ) Nếu thay đổi ngôi kể chuyện trong đoạn 2 thành ngôi thứ 3 thì đoạn văn đó sẽ làm giảm đi độ tin cậy của người đọc mặc dù sự thay đổi trong đoạn văn là không có nhiều.
e) Không thể đổi, bởi vì đây là một truyện cổ tích.
II. Luyện tậpBài 1 (trang 89 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Thay từ tôi → Dế Mèn ⇒ đoạn văn mới có sự mượt mà hơn, màu sắc khách quan hơn, không còn độ tin cậy cao và sự sinh động của một đoạn văn tự thuật.
Bài 2 (trang 89 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Thay từ Thanh = Tôi ⇒ đoạn văn sẽ trở nên chân thực và sinh động hơn của người trong cuộc tự thuật
Bài 3 (trang 90 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện cây bút thần được kể bằng ngôi thứ ba, vì người kể ẩn mình, gọi tên các nhân vật.
Bài 4 (trang 90 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Người ta kể chuyện theo ngôi thứ 3 chứ không kể theo ngôi thứ nhất vì:
+ Truyện cổ tích và truyền thuyết là tác phẩm dân gian, là do tác giả dân gian sáng tác
+ Đó là các truyện chưa trải qua, không trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy.
Bài 5 (trang 90 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Khi viết thư chúng ta cần dùng ngôi thứ nhất.
Bài 6 (trang 90 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ngôi kể: Xưng em hoặc xưng tôi.
- Lý do nhận quà
- Quà gì
- Ai tặng
- Cảm xúc: Vui mừng, phấn khỏi, không vui hay bình thường.
Bài trước: Soạn bài: Danh từ (trang 87 Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng trang 96 Ngữ Văn 6 Tập 1)