Soạn bài: Nghĩa của từ (trang 36 Ngữ Văn 6 Tập 1)
1. Mỗi chú thích trên gồm hai bộ phận
Hình thức | Nội dung | |
Từ in đậm | Tập quán | Thói quen của 1 cộng đồng đã được hình thành từ lâu trong cuộc sống được mọi người làm theo |
Lẫm liệt | Oai nghiêm, hùng dũng | |
Nao núng | Ý kiến của bản thân bị lung lay, không còn vững lòng tin ở mình nữa | |
Kết luận | Âm tiết → tiếng → từ → câu → đoạn văn (hình thức cấu tạo, ngữ âm, ngữ pháp) | - Biểu vật, biểu thái, biểu niệm. |
2. Bộ phận không in đậm biểu thị nghĩa của từ.
3. Nghĩa của từ tương ứng với phần nội dung ở trong mô hình.
II. Giải thích nghĩa của từ1. Đọc lại chú thích được ghi ở phần I
2. Trong từng chú thích trên phần nghĩa của từ được giải thích theo cách:
+ Trình bày khái niêm
+ Đưa ra từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa.
III. Luyện tập.Bài 1 (trang 36 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Một số chú thích trong văn bản đã được học giải thích bằng cách:
+ Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị như: sính lễ, truyền thuyết, cầu hôn, tổ tiên, nguồn gốc…
+ Dùng từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa: Phán, tâu,..
+ Phối hợp trình bày khái niệm, dùng từ đồng nghĩa và trái nghĩa: nao núng.
Bài 2 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Học tập: học và luyện tập để thêm hiểu biết và rèn luyện kỹ năng.
- Học lỏm: Nghe hoặc thấy người khác làm sau đó làm theo chứ không có ai trực tiếp chỉ dạy.
- Học hỏi: tìm tòi và hỏi han và học tập để tăng thêm hiểu biết.
- Học hành: học văn hóa có thầy cô chỉ bảo, có chương trình hướng dẫn (nói 1 cách khái quát)
Bài 3 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Trung bình: Ở vào khoảng giữa trong thang đánh giá….
- Trung gian: Vị trí nối liền hoặc chuyển tiếp…..
- Trung niên: Quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Bài 4 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Giếng: là cái hố được đào thẳng đứng, sâu xuống lòng đất, , thường được dùng để lấy nước. (Giải thích nghĩa theo cách trình bày khái niệm)
- Rung rinh: Đung đưa, rung động → giải thích theo cách dùng từ ngữ đồng nghĩa)
- Hèn nhát: Thiếu can đảm tới mức đáng khinh > giải thích theo cách trình bày khái niệm); đớn hèn, run sợ → dùng từ đồng nghĩa.
Bài 5 (trang 34 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Mất ở đây có hai nghĩa:
+ nghĩa 1: thứ gì đó không còn thuộc về mình nữa.
+ Nghĩa 2: Không có và không thấy.
Ở đây Nụ đã từ mất theo nghĩa thứ 2 bào chữa việc mất ống vôi của mình bằng cách hiểu nghĩa thứ nhất của cô chủ.
Bài trước: Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (trang 33 Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (trang 38 Ngữ Văn 6 Tập 1)