Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1)
Khái niệm truyện ngụ ngôn.
- Là loại truyện kể về văn vần hoặc văn xuôi.
- Mượn chuyện đồ vật, loài vật để bóng gió nói kín đáo về chuyện của con người.
Bố cục chia thành 2 phần:- Phần 1: Từ đầu → thấy mình như một vị chúa tể: Ếch khi còn sống ở dưới giếng.
- Phần 2: Còn lại: Ếch khi đã ra khỏi giếng.
Soạn bàiCâu 1 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ếch tưởng bầu trời chỉ to bằng cái vung vì:
+ Ếch sống đã sống lâu ngày trong giếng
+ Nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng
+ Những con vật sống xung quanh đều là nhỏ bé, tiếng kêu của ếch cũng to nhất.
⇒ Cảm thấy mình oai như một vị chúa tể.
Câu 2 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì quen cái thói kiêu ngạo, nghênh ngang coi trời bằng vung ⇒ không để ý đến xung quanh.
Câu 3 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Bài học: Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng có thói huênh hoang
- Ý nghĩa bài học:
+ Khuyên nhủ con người ta sống cần phải mở rộng tầm hiểu biết của mình
+ Không được chủ quan hay kiêu ngạo.
Luyện tậpBài 1 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Câu văn quan trọng nhất đã thể hiện nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn lên bầu trời, không thèm để ý đến những thứ xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Bài 2 (trang 101 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hiện tượng cuộc sống tương ứng với con ếch ngồi đáy giếng.
- Hiểu biết hạn hẹp nhưng lại tỏ ra kiêu ngạo
- Tự khiêm tốn về bản thân mình.
Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn kể chuyện (trang 100 Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Thầy bói xem voi (trang 103 Ngữ Văn 6 Tập 1)