Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Phần 1: từ đầu → Long Trang (chân dung của Âu Cơ và Lạc Long Quân)
- Phần 2: Tiếp → Lên đường: Quá trình Âu Cơ mang thai và sinh ra bọc 100 trứng, sự chia ly của 2 người.
- Phần 3: Còn lại: Nguồn gốc của người Việt.
Tóm tắtCâu chuyện kể về Lạc Long Quân vốn là thần biển kết duyên cùng với Âu Cơ thuộc dòng tiên sống ở trên núi. Âu cơ đã đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra thành trăm con người. 50 người con đi theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non để cùng khai hoang, mở mang bỡ cõi. Câu chuyện giải thích về nguồn gốc của người Việt.
Soạn bàiCâu 1 (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Nguồn gốc: Xuất thân từ thần ⇒ nguồn gốc cao quý.
+ Lạc Long Quân → Thần Long Nữ ở dưới
+ Âu Cơ → Thần Nông ở trên núi.
- Ngoại hình:
+ Lạc Long Quân: Lớn lao "khỏe vô địch"
+ Âu Cơ: Xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2 (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1):
a) Việc kết duyên và sinh nở của Âu Cơ có các điểm kỳ lạ.
- Kết duyên kỳ lạ: Lạc Long Quân vốn sống dưới nước (môi trường nước) kết duyên với Âu Cơ vốn sống trên Núi (môi trường trên cạn). Môi trường trên cạn và môi trường nước ⇒ 2 môi trường hoàn toàn khác nhau nhưng lại kết hợp lại với nhau tạo nên một môi trường chung (Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng sống ở trên cạn).
- Sinh nở kỳ lạ: Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng → trứng nở ra con người → không cần bú mớm ⇒ tự lớn và khỏe mạnh.
b) Việc chia con đầy cảm động và có ý nghĩa sâu sắc
50 người con đi theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Những con được chia đều vào 2 môi trường nước- cạn
Ý nghĩa:
- Cho thấy sự hòa hợp và cân bằng giữa 2 môi trường nước-cạn.
- Cùng giúp đỡ lẫn nhau phát triển cộng đồng dân tộc, đất nước.
c) Câu truyện giải thích nguồn gốc của người Việt:
Người Việt có xuất thân từ một nguồn gốc cao quý, cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ⇒ người Việt là thuộc con Rồng cháu Tiên. ( Con cháu Vua Hùng).
Câu 3 (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo được hiểu là những chi tiết không có thật. Đó là các chi tiết được tác giả dân gian sáng tạo với mục đích phục vụ cho mục đích nhất định của mình.
- Vai trò của chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện "Con Rồng cháu Tiên"
+ Làm nổi bật tính chất cao quý và kỳ lạ của sự kiện và nhân vật
+ Làm tăng thêm tính thiêng liêng hóa, tính thần kỳ hóa về nguồn gốc giống nòi dân tộc và lòng tự hào tôn kính với tổ tiên mình.
+ Làm sức hấp dẫn của tác phẩm tăng thêm.
Câu 4 (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa của truyện 'Con Rồng cháu Tiên'.
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc thiêng liêng và cao đẹp của dân tộc Việt.
+ Khẳng định ý chí đoàn kết của nhân dân Việt Nam dù ở miền núi hay đồng bằng, dù là ở trong nước hay ngoài nước. Người Việt đều là thuộc dòng dõi con cháu của Vua Hùng, đều có chung cội nguồn (đồng bào: cùng một bọc) nên cần phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
Luyện tậpBài 1 (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Một số truyện của dân tộc nhằm khác giải thích về nguồn gốc của các dân tộc tương tự như truyện 'Con rồng cháu Tiên' như:
+ Sử thi Đẻ đất đẻ nước của Dân tộc Mường.
+ Truyền thuyết: Kinh và Ba-na là anh em
+ Quả trứng thiêng của Dân tộc Mường
- Ý nghĩa của sự giống nhau: Cho thấy có sự tương đồng về cách giải thích về nguồn cội và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em trên đất nước ta.
Bài 2 (trang 8 Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể diễn cảm truyện 'Con Rồng cháu Tiên'.
Bài tiếp: Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (trang 12 Ngữ Văn 6 Tập 1)