Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 nâng cao > Bài 5: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 5: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 5: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 5 trang 26: Dựa vào các nhân tố trên hãy nêu cách tính lượng phân bón nitơ cần thiết cho một thu hoạch định trước.

Cho biết: nhu cầu dinh dưỡng đối với nitơ của lúa là 14g nitơ/kg chất khô, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất = 0. Hệ số sử dụng phân bón 60% và để có một thu hoạch là 15 tấn/ha.

Trả lời:

Gọi x (g) nito cần có để tổng hợp 15000 kg chất khô

Số gam nitơ cây cần: (15000.14): 1 = 210000 (g) = 210 kg

Hệ số sử dụng phân bón 60%

Cứ bón 100kg nitơ thì cây sử dụng được 60kg, bón y (kg) nitơ thì cây sử dụng được 210kg

Số (g) nitơ cần bón: (210.100): 60 = 350 kg/ha

Bài 1 trang 27 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình hấp thụ các chất khoáng và nitơ.

Trả lời:

- Ánh sáng: Ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp, quá trình trao đổi nước của cây → ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp rễ → tang sự hấp thụ các chất khoáng và nitơ.
- Độ ẩm đất: Hàm lượng nước thay đổi sẽ giúp cho việc hòa tan nhiều ion khoáng và các ion này dễ dàng hấp thụ theo dòng nước. Độ ẩm đất cao sẽ giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tang diện tích tiếp xúc của rễ với các hạt keo đất → quá trình hút bám trao đổi các chất khoán và nitơ được tang cường.
- Độ pH của đất: Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất khoáng trong đất và do đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khoáng của rễ.
- Độ thoáng khí:
+ Ảnh hưởng của nồng độ O2: Nồng độ O2 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh và do đó tạo được áp suất thấm thấu cao dễ dàng hút nước và các chất dinh dưỡng từ đất. + Ảnh hưởng của CO2: Sự tích lũy CO2 trong đất ngập úng có tác động ức chế hoạt động hút khoáng của rễ.

Bài 2 trang 27 sgk Sinh học 11 nâng cao: Giải thích vì sao: Đất chua lại nghèo dinh dưỡng?

Trả lời:

Đất có pH axit có lượng ion H+ cao, các ion này chiếm chỗ các nguyên tố khoáng trên bề mặt keo đất, đẩy các nguyên tố khoáng vào dung dịch đất. Khi mưa các nguyên tố khoáng tự dọ này bị rửa trôi theo dòng nước, vì vậy đất nghèo dinh dưỡng

Bài 3 trang 27 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tại sao khi trồng cây người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?

Trả lời:

Có sự trao đổi CO2 sinh ra do hô hấp rễ với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Nồng độ CO2 cao thì sự trao đổi này tốt.

Nồng độ O2 trong đất cao giúp rễ hô hấp mạnh và do đó tạo được áp suất thẩm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất.

→ Có mối quan hệ chặt chẽ giữa độ thoáng khí của đất với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ. Nên phải thường xuyên xới đất ở gốc cho tơi xốp tạo độ thoáng khí thì cây mới hâp thụ khoáng và nitơ tốt.

Bài 4 trang 27 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy cho một ví dụ về cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước?

Trả lời:
Tính lượng Nitơ cho một thu hoạch định 15 tấn chất khô, biết nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với nitơ là 8g/kg và hệ số sử dụng phân bón là 60%, hàm lượng N trong đất sau thu hoạch bằng 0. Lượng N cho một thu hoạch định trước 15 tấn/ha là:
Bài 4 trang 27 sgk Sinh học 11 nâng cao ảnh 1

Bài 5 trang 27 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục). Nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này?

A. P, K, Fe

B. S, P, K.

C. N, Mg, Fe.

D. N, K, Mn.

E. P, K, Mn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C