Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 nâng cao > Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 1 trang 6: Trên cơ sở các kiến thức học từ lớp 10, hãy nếu vai trò chung của nước đối với thực vật

Trả lời:

Vai trò chung của nước đối với thực vật:

- Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh.

- Nước là nguyên liệu, đồng thời là môi trường tham gia vào một số quá trình trao đổi chất.

- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định.

- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây.

- Là dung môi hòa tan các chất.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 1 trang 7: Nêu các dạng nước trong đất và cây hấp thụ dạng nước nào

Trả lời:

- Các dạng nước tự do trong đất bao gồm: nước mao dẫn và nước hấp dẫn.

+ Nước hấp dẫn là dạng nước chứa đầy trong các khoảng trống của các phần tử đất, chúng tự do di động trong đất và cây có thể hấp thụ được.

+ Nước mao dẫn là nước chứa trong các ống mao dẫn của đất và bị các phần tử đất giữ lại.

Nước mao dẫn là dạng nước chủ yếu và rất có ý nghĩa sinh học với cây được cây hút thường xuyên trong đời sống của mình.

- Các dạng nước liên kết trong đất gồm nước liên kết yếu và nước liên kết chặt.

+ Nước màng bao quanh các hạt đất tích điện gồm lớp nước bám sát bề mặt hạt đất và lớp nước ở phía xa bề mặt hạt đất, trong đó lớp nước ở phía ngoài xa hạt đất có lực liên kết yếu nên rất linh động và cây có thể dễ dàng hấp thụ được – đó là dạng nước liên kết yếu.

+ Nước liên kết chặt là dạng nước bị các hạt keo đất giữ với lực liên kết mạnh nên cây khó hấp thụ.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 1 trang 8: Quan sát hình 1.2 cho biết có bao nhiêu con đường hấp thụ đất vào mạch gỗ?

Trả lời:

- Quan sát từ hình ảnh trong SGK, cho thấy nước di chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ qua 2 con đường:

+ Con đường gian bào (Con đường qua các khoảng gian bào giữa các tế bào)

+ Con đường qua tế bào chất (Con đường đi qua các tế bào thông qua cầu sinh chất giữa các tế bào)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 1 trang 9: Quan sát từ hình 1.5, mô tả con đường vận chuyển nước, chất khoáng hòa tan, chất hữu cơ trong cây.

Trả lời:

Con đường vận chuyển nước, chất khoáng hòa tan, chất hữu cơ trong cây như sau:

- Nước được vận chuyển 1 chiều từ rễ lễn lá chủ yếu thông qua mạch gỗ. Tuy nhiên, nước có thể di chuyển xuống dưới trong mạch rây hoặc có thể di chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

Bài 1 trang 11 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu các đặc điếm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ.

Trả lời:

Các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ:

Để thực hiện chức năng hấp thụ nước và các chất khoáng từ đất, các tế bào lông hút này có đặc điểm cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng nhận nước và các chất khoáng từ đất như:

- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin (Nước dễ dàng thẩm thấu vào trong tế bào)

- Có một không bào trung tâm lớn với áp suất thẩm thấu cao.

- Nhiều ti thể nên hoạt đông hô hấp trong tế bào mạnh, duy trì áp suất thẩm thấu cao → Tăng khả năng hấp thu nước và trao đổi ion khoáng với môi trường.

Bài 2 trang 11 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó.

Trả lời:

Áp suất rễ là thuật ngữ chỉ lực đẩy của nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, ở những cây bụi thấp và cây thân thảo. Áp suất rễ được thể hiện ở hai hiện tượng: rỉ nhựa và ứ giọt

∗ Hiện tượng rỉ nhựa:

Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Đó chính là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ lên mạch gỗ ở thân và đẩy mức thủy ngân cao hơn mức bình thường.

∗ Hiện tượng ứ giọt:

Úp cây thân bụi hoặc thân thảo trong chuông thủy tinh kín, sau một đêm, ta sẽ thấy các giọt nước đọng lại trên mép lá. Như vậy, không khí trong chuông thủy tinh đã bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá.

Bài 3 trang 11 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân.

Trả lời:

Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân

Quá trình vận chuyển nước ở thân thực hiện được do sự phối hợp giữa 3 lực:

- Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước) là lực đóng vai trò chính

- Lực đẩy của rễ (áp suất rễ)

- Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Bài 4 trang 11 sgk Sinh học 11 nâng cao: Vì sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?

Trả lời:

Hiện tượng ứ giọt xảy ra khi nước được đẩy từ rễ lên lá, nhưng do không khí bị bão hòa, nước từ lá không thoát ra ngoài không khí nên ứ đọng thành giọt tại các mép lá.

Hiện tượng này chỉ xảy ở các cây bụi thấp hoăc cây thân thảo do các cây này thấp, không khí gần mặt đất thường bị bão hòa, mặt khác áp suất rễ đủ mạnh đẩy nước từ rễ lên lá, ứ thành giọt tại các mép lá.

Bài 5 trang 11 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu vị trí và vai trò của vòng đai Caspari?

Trả lời:

Vị trí: Đai Caspari là vùng đai chạy quanh thành các tế bào nội bì (Giữa phần vỏ và phần trung trụ), chủ yếu ở rễ, làm cho toàn bộ chiều dày của thành sơ cấp thấm suberin và/hoặc thấm lignin khiến cho thành các tế bào này không thấm nước và chất khoáng hoà tan, khi chúng được hấp thụ vào cây theo con đường vô bào.

Vai trò: Chặn cuối còn đường gian bào, là cơ quan kiểm dịch chọn lọc các chất, loại bỏ chất đôc trước khi cho dòng vât chất chảy vào mạch dẫn.

Bài 6 trang 11 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ:

A. Khí khổng.

B. Tế bào nội bì.

C. Tế bào lông hút.

D. Tế bào biểu bì.

E. Tế bào nhu mô vỏ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B