Bài 18: Tuần hoàn - Giải BT Sinh học 11 nâng cao
Bài 18: Tuần hoàn
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 18 trang 71: Ở động vật có kích thước lớn, các tế bào cơ thể tiếp nhận các chất cần thiết lấy từ môi trường ngoài hoặc loại bỏ các chất không cần thiết ra ngoài cơ thể bằng cách nào và theo con đường nào?
Trả lời:
- Các tế bào trong cơ thể đa bào có kích thước lớn chỉ tiếp nhận được các chất cần thiết (ôxi và các chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài thông qua môi trường bên trong là máu và dịch mô bào quanh tế bào.
- Máu và dịch không chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển các chất đến các tế bào mà còn vận chuyển các chất thải đến cơ quan bài tiết để lọc ra ngoài.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 18 trang 71: Quan sát hình 18.1 và nêu rõ đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn qua các động vật đại diện.
Trả lời:
Đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn qua các động vật đại diện:
- Thân mềm, chân khớp: Có hệ tuần hoàn hở
- Giun đốt: Hệ tuần hoàn kín, nhưng đơn giản.
- Cá: Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn
- Ếch: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Bò sát: Tim 3 ngăn và vách ngăn chưa hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn.
- Chim và thú: Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn lớn.
Bài 1 trang 74 sgk Sinh học 11 nâng cao: Phân biệt sự trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, thủy tức và giun dẹp với chim, thú.
Trả lời:- Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có hệ tuần hoàn thì sự trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài hoặc qua bề mặt cơ thể hoặc qua màng tế bào.
- Ở động vật đa bào bậc cao máu và dịch mô sẽ vận chuyển cấc chất cần thiết đi khắp cơ thể tới các tế bào đồng thời vận chuyển các chất thừa tới cơ quan bài tiết.
Bài 2 trang 74 sgk Sinh học 11 nâng cao: Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín. (Tự vẽ)
Bài 3 trang 74 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các lớp trong ngành ĐVCXS.
Trả lời:- Ở động vật đa bào bậc cao máu và dịch mô sẽ vận chuyển cấc chất cần thiết đi khắp cơ thể tới các tế bào đồng thời vận chuyển các chất thừa tới cơ quan bài tiết.
- Cấu tạo tim thay đổi dần:
+ Cá: Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn
+ Ếch: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
+ Bò sát: Tim 3 ngăn và vách ngăn chưa hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn.
+ Chim và thú: Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn lớn.
Bài 4 trang 74 sgk Sinh học 11 nâng cao: Các nhóm động vật nào sau đây đều có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa, Giun tròn, Giun dẹp.
B. Giun tròn, Giun dẹp, Giun đốt.
C. Giun tròn, Giáp xác, Sâu bọ.
D. Sâu bọ, Thân mềm, Bạch tuộc.
Trả lời:
Đáp án: A và C
Bài trước: Bài 17: Hô hấp - Giải BT Sinh học 11 nâng cao Bài tiếp: Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn - Giải BT Sinh học 11 nâng cao