Bài 32: Tập tính (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao
Bài 32: Tập tính (tiếp theo)
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 32 trang 123: Hãy tìm thêm ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở người (mỗi loại 1 ví dụ)
Trả lời:- Tập tính bẩm sinh: Trẻ em sinh ra biết khóc, ăn miệng tiết nước bọt, …
- Tập tính học được: Biết kìm chế cảm xúc, thấy quả chanh tiết nước bọt, …
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 32 trang 124: Hãy nêu thêm các ví dụ mà em biết qua sách báo hoặc trong đời sống.
Trả lời:Ví dụ:
- Gà rừng gà lấy thịt, lấy trứng, gà chọi
- Chó rừng chó nhà lấy thịt, trông nhà ngoài ra còn có thể huấn luyện thành chó đặc công, chó săn_chó thám tử ấy để phục vụ cho an ninh quốc phòng
- Bồ câu huấn luyện thì có thể đưa thư
- Cá heo huấn luyện thì có thể vui chơi, làm xiếc
- Sử tử, khỉ, chó, hổ...... làm xiếc
Bài 1 trang 124 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tập tính của người có gì khác so với tập tính ở động vật?
Trả lời:Sự khác nhau giữa tập tính của người khác so với tập tính ở động vật:
- Ở người có hệ thống thần kinh rất phát triển, đặc biệt là bộ não, đã xây dựng được những tập tính mới (giáo dục, học tập, và rèn luyện) phù hợp với yêu cầu của xã hội tiến bộ văn minh mà các loài động vật khác không có.
Bài 2 trang 124 sgk Sinh học 11 nâng cao: Con người đã thuần dưỡng các thú hoang như thế nào?
Trả lời:Con người đã lợi dụng tập tính của động vật, biến đổi các tập tính bẩm sinh thành các tập tính học được bằng cách huấn luyện các con thú còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
Bài 3 trang 124 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu một số ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp và ưu thế của biện pháp này.
Trả lời:Ví dụ:
- Sử dụng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân ở ngô.
- Bọ rùa được nuôi thả để diệt rệp cam.
Bài 4 trang 124 sgk Sinh học 11 nâng cao: Em thử hình dung người ta đã huấn luyện các động vật trong rạp xiếc như thế nào?
Trả lời:Người trong rạp xiếc thường huấn luyện động vật khi chúng con non, lợi dụng tập tính học được trong đời sống. Khen thưởng là phương pháp có thể áp dụng cho nhiều loài vật. Đối với thú vật, khen thưởng thường là đồ ăn mà chúng yêu thích. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần phải có cách áp dụng riêng biệt với từng loài, và không thể bỏ qua những yêu cầu cơ bản. Đầu tiên con vật phải cảm thấy thật sự thoải mái, hưng phấn, không sợ hãi. Sau đó lên kế hoạch tập luyện theo nhiều giai đoạn. Tiến triển của từng giai đoạn phải thật chậm. Đặc biệt, các hành động huấn luyện phải phù hợp với từng loài.
Bài trước: Bài 31: Tập tính (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao