Bài 4: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao
Bài 4: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo)
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 4 trang 22: Hãy cho biết: Rễ cây có hấp thụ và sử dụng được Nitơ phân tử (N2) trong không khí không?
Trả lời:Rễ cây không hấp thụ và sử dụng được Nitơ phân tử (N2) trong không khí.
Vì nitơ trong khí quyển tồn tại dưới dạng N2, dạng trơ có liên kết ba rất bền vững, cây không thể bẽ gãy liên kết → không hấp thụ được.
Bài 1 trang 24 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu vai trò của Nitơ trong đời sống thực vật.
Trả lời:Vai trò của Nitow trong đời sống thực vật:
- Là thành phần cấu tạo các đại phân tử: Acid nucleic, protein, enzyme, …
- Tham gia tổng hợp các hoocmon sinh trưởng.
- Kích thích sự sinh trưởng sinh dưỡng.
- Kìm hãm sự phát triển.
- Tham gia đồng hóa cacbohidrat
- Vai trò trong tính chống chịu bệnh của cây.
Bài 2 trang 24 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu quá trình cố định Nitơ khí quyển và vai trò của nó.
Trả lời:Nitơ phân tử (N2) có lượng lớn trong khí quyển và mặc dù ″tắm mình trong biển khí nitơ phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khí nitơ này. Nhờ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh, một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH+4.
Các nhóm vi khuẩn tự do có khả năng cố định nitơ khí quyển như: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc… và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azolleae trong bèo hoa dâu).
Bài 3 trang 24 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu vai trò của quá trình khử NO-3 và quá trình đồng hóa NH3.
Trả lời:Vai trò của quá trình khử NO-3:
Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ ôxi hóa (NO-3) và nitơ khử (NH+4), nhưng cây chỉ cần dạng NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là biến đổi dạng NO-3 thành dạng NH4+: NO-3→ NO-2→ NH+4
NH+4là nguyên liệu hình thành các axit amin cho cây sử dụng.
∗ Vai trò của quá trình đồng hóa NH3 trong cây:
- Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ các axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
- Từ các axit amin này, thông qua quá trình chuyển amin hóa, 20 axit amin sẽ được hình thành trong mô thực vật và là nguyên liệu để hình thành các loại prôtêin khác nhau, cũng như các hợp chất thứ cấp khác.
- Các axit amin được hình thành còn có thể kết hợp với nhóm NH3 hình thành các amit: axit amin đicacboxilic + NH3 → amit. → Đây là cách tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc khi NH3 bị tích lũy.
Bài 4 trang 24 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hóa NH3 trong cây.
Trả lời:Mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hoá NH3 trong cây là:
- Chu trình Krebs tạo áp suất thẩm thấu để rễ dễ dàng nhận NH3
- Có mối liên hệ chặt chẽ giữa sản phẩm của chu trình Krebs với hàm lượng NH3 trong cây. Chu trình Krebs trong hoạt động hô hấp đã tạo ra các axit (R - COOH), các axit này kết hợp với NH3 trong quá trình đồng hóa NH3 tạo ra các axit amin.
Bài 5 trang 24 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Quá trình khử NO-3 (NO-3→ NH+4):
A. thực hiện ở trong cây
B. là quá trình oxi hóa nitơ trong không khí
C. thực hiện nhờ enzim nitrogenaza.
D. bao gồm quá trình khử NO-2 thành NO-3
E. không có ý nào đúng
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài trước: Bài 3: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật - Giải BT Sinh học 11 nâng cao Bài tiếp: Bài 5: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao