Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 nâng cao > Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 2 trang 12: Hãy giải thích câu nói trên. Vì sao thoát hơi nước lại là ″tai họa″ và tại sao thoát hơi nước lại là ″tất yếu″?

Trả lời:

* Thoát hơi nước là "tai họa" tức là:

- Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước lớn → nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn biến đổi.

* Thoát hơi nước là tất yếu tức là:

- Muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì có thoát nước mới lấy được nước. Sự thoát hơi nước đã tạo ra một sức hút nước, tạo sự chênh lệch về thế nước theo chiều giảm dần từ rễ lên lá, nước có thể dễ dàng di chuyển từ rễ lên lá. Đồng thời, thoát hơi nước giúp bề mặt lá được điều hòa. Mặt khác, thoát hơi nước thì khí khổng mở dòng CO2 sẽ đi từ ngoài vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

Bài 1 trang 16 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá.

Trả lời:

Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá:

- Sự bay hơi nước từ bề mặt lá làm mất lượng nhiệt đáng kể → Điều hòa nhiệt độ của lá, làm mát lá.

- Động lực chính của quá trình hút nước từ rễ lên lá.

- Khi khí khổng mở, hơi nước thoát ra đồng thời CO2 khuếch tán vào trong lá cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

Bài 2 trang 16 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng.

Trả lời:

Con đường thoát hơi nước và đặc điểm chung như sau:

- Qua bề mặt lá (qua cutin) với 2 đặc điểm: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

- Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh

Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng là chính.

Bài 3 trang 16 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng.

Trả lời:

Vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng được căn cứ vào các cơ sở khoa học sau đây:

- Các chỉ tiêu sinh lý của chế độ nước của cây trồng như: sức hút nước của lá, nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp lá, …

- Về lượng nước phải căn cứ vào nhu cầu nước của từng loài cây, tính chất vật lý, hóa học của từng loại dất và các điều kiện môi trường cụ thể.

- Cách tưới nước: phụ thuộc và từng nhóm cây trồng khác nhau.

Bài 4 trang 16 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy nêu cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nó.

Trả lời:

- Khí khổng gồm hai tế bào bảo vệ bao quanh lỗ khí, hai hay nhiều tế bào phụ lân cận và một xoang dưới lỗ khí. Tế bào bảo vệ có dạng hình hạt đậu hoặc hình quả tạ.

+ Tế bào bảo vệ có một nhân lớn và nhiều lục lạp bé → các tế báo quang hợp làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào bảo vệ → Tế bào bảo vệ hút nước → Khí khổng mở.

+ Mép trong dày, mép ngoài mỏng → khí khổng đóng mở rất nhanh.

Bài 5 trang 16 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn đáp án đúng. Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ ngừng khi:

A. đưa cây ra ngoài ánh sang

B. tưới nước cho cây

C. tưới nước mặn cho cây

D. đưa cây vào trong tối

E. bón phân cho cây.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. đưa cây vào trong tối

Giải thích: Khi đưa cây vào trong tối thì quá trình quang hợp ngừng → hàm lượng đường giảm → giảm áp suất thẩm thấu ở tế bào bảo vệ → giảm sức trương nước → khí khổng đóng → quá trình thoát hơi nước bị ngừng lại.