Bài 3: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật - Giải BT Sinh học 11 nâng cao
Bài 3: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 3 trang 17: Trước hết các em hãy giải thích thí nghiệm sau đây: Lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh meetilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Quan sát dung dịch CaCl2, chúng ta sẽ thấy dung dịch tù không màu dần dần chuyển sang màu xanh. Vì sao vậy?
Trả lời:- Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh metilen, các phân tử xanh metilen đã hút bám trên bề mặt rễ, vì các phân tủ xanh metilen là các chất độc đối với tế bào, do đó chúng không thể xâm nhập vào trong tế bào do tính thấm của màng tế bào không cho qua.
- Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2, ion Ca2+ và Cl-sẽ được hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh metilen bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, từ đó dung dịch từ không màu chuyển dần sang màu xanh.
Câu hỏi:
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 về quá trình hấp thụ chủ động các chất khoáng qua màng sinh chất, hãy trình bày cách hấp thụ chủ động các chất khoáng từ đất và cây.
Trả lời- Các chất khoáng vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao ở rễ.
- Hấp thụ mang tính chọn lọc, ngược chiều gradient nồng độ.
- Có sự tham gia của ATP và chất trung gian (chất mang).
- Hấp thụ chủ động các chất khoáng là do màng sinh chất là màng sống có tính chọn lọc.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 3 trang 21: Quan sát hình 3.3, hãy cho biết: Đưa vào gốc hoặc phun trên lá ion nào trong ba loại ion cho dưới đây để lá cây xanh lại?
Trả lờiMg2+, do Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục và tham gia vào hoạt hóa các enzim.
Bài 1 trang 21 sgk Sinh học 11 nâng cao: Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau của giữa các cách đó?
Trả lờiCác nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo 2 cách: Hấp thụ chủ động và hấp thụ thụ động
Hấp thụ thụ động | Hấp thụ chủ động |
- Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp - Không tốn năng lượng - Có 2 cách: Khuếch tán qua màng sinh chất không dặc hiệu, khuếch tán qua kênh đặc hiệu |
- Các chất được vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao - Tốn nhiều năng lượng ATP - Luôn vận chuyển qua kênh đặc hiệu. |
Trả lời
- P: Thành phần của axit nucleic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
- K: tham gia hoạt hóa enzim, cân bằng nước, cân bằng ion.
- S: Là thành phần của protein, coenzim.
Bài 3 trang 21 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu vai trò chung của các nguyên tố vi lượng.
Trả lời- Là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim
- Hoạt hóa cho các enzim.
-Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ-kim loại → có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
Bài 4 trang 21 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tại sao các nguyên tố vi lượng lại cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
Trả lờiVì các nguyên tố vi lượng chỉ có vai trò là thành phần cấu tạo của các enzim → tham gia hoạt hóa, xúc tác các phản ứng trong quá trình trao đổi chất. Không tham gia vào cấu tạo nên các bào quan của tế bào như các nguyên tố đại lượng. Mặt khác, một vài nguyên tố vi lượng là kim loại nặng, nếu hàm lượng cao trong tế bào → có thể gây độc, gây bệnh cho cây.
Bài 5 trang 21 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Trả lời- Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.
- ATP và các hợp chất này liên quan chặt chẽ tới quá trình hấp thụ khoáng và nito, đặc biệt trong hấp thụ chủ động. Quá trình vận chuyển chủ động các chất từ đất vào cây cần tiêu hao lượng ATP lớn, hô hấp cung cấp ATP cho quá trình này.
Bài 6 trang 21 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ thụ động
B. Khuếch tán
C. Hấp thụ chủ động
D. Thẩm thấu
Trả lời
Đáp án: C, do Ca2+ là nguyên tố thiết yếu trong cây.
Bài trước: Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao Bài tiếp: Bài 4: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao