Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 nâng cao > Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 27 trang 106: Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở ĐVCXS.

Trả lời:

Não → Tủy sống → Hạch thần kinh → Dây thần kinh

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 27 trang 107: Hãy nêu 3 ví dụ cho mỗi loại Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện (PXCĐK).

Trả lời:

∗ PXKĐK

- Chạm tay vào nước nóng

- Ánh áng chiếu vào đồng tử

- Đi nắng mặt đỏ gay

∗ PXCĐK

- Dừng xe khi đèn đỏ

- Nghe tiếng chó sủa chạy đi

- Nhìn thấy chanh, tiết nước bọt.

Bài 1 trang 107 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Trả lời:

* Đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

- Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, là những hoạt động có ý thức (theo ý muốn).

- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan, đó là những hoạt động tự động, không theo ý muốn.

Bài 2 trang 107 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu sự giống và khác nhau giữa các thành phần của bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm.

Trả lời:

Nêu sự giống và khác nhau giữa các thành phần của bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm:

∗ Giống nhau:

– Đều có bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận ngoại biên

– Bộ phận ngoại biên đều gồm: hạch thần kinh, nơron trước hạch (sợi trục có bao miêlin) và nơron sau hạch (không có bao miêlin).

∗ Khác nhau:

Bộ phận thần kinh giao cảm Bộ phận thần kinh đối giao cảm

- Trung khu nằm ở sừng bên của chất xám tủy sống ngực 1-12 và thắt lưng 1,2,3.

- Hai chuỗi hạch giao cảm nằm ở gần trung ương thần kinh và xa cơ quan.

- Sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài.

- Trung khu ở não giữa, hành não và sừng bên của chất xám tủy sống cùng 1,2,3.

- Hạch đối giao cảm nằm cách xa trung ương thần kinh, ở sát hoặc ngay trên cơ quan.

- Sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn.

Bài 3 trang 107 sgk Sinh học 11 nâng cao: So sánh đặc điểm PXKĐK và PXCĐK.
Trả lời:
Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

– Mang tính bẩm sinh

– Bền vững

– Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

– Số lượng hạn chế

– Cung phản xạ đơn giản

- Hình thành trong đời sống cá thể

– Dễ mất khi không củng cố

– Có tính chất cá thể, không di truyền

– Số lượng không hạn định

– Cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời

Bài 4 trang 107 sgk Sinh học 11 nâng cao: Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?
Trả lời:

Đó là phản xạ có điều kiện. Các bộ phận tham gia:

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt.

- Bộ phận xứ lí thông tin và quyết định hành động là não.

- Bộ phận thực hiện là cơ chân, tay (đi lấy áo mặc).

Phản xạ này là phản xạ tự vệkhi trời rét mặc thêm áo để giữ nhiệt đảm bảo cho cơ thể.