Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 nâng cao > Bài 16: Tiêu hóa (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 16: Tiêu hóa (tiếp theo) - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 16: Tiêu hóa (tiếp theo)

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 16 trang 64: Quá trình tiêu hóa ở trâu, bò diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:

- Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác.

- Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước

- Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 16 trang 65: Vì sao nói ″ lôi thôi như cá trồi lòi ruột″? (Cá trôi, cá trắm ăn gì? )

Trả lời:

Cá trôi là loài cá ăn thực vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn là thực vật → khi mổ ruột như một mớ ″ lôi thôi″

Bài 1 trang 65 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp.

Trả lời:

Về cấu tạo:

- Khác nhau về sự phân hoá răng, khớp hàm, dạ dày có 4 ngăn, chiều dài ruột và ruột tịt

Khác nhau về quá trình tiêu hoá:

- Thú ăn thịt xé thịt và nuốt; thú ăn thực vật nhai và nghiền nát thức ăn, một số loài có hiện tượng nhai lại.

- Thú ăn thực vật nhai kỹ hoặc nhai lại thức ăn, có vi sinh vật trong dạ cỏ và manh tràng cùng tham gia hỗ trợ quá trình tiêu hoá.

Bài 2 trang 65 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày sự tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại.

Trả lời:

- Thức ăn thức ăn được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ, khi dạ dày đã đầy thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

- Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học.

- Thức ăn được đưa đến dạ múi khế và ở đây dưới tác động của axit HCl và enzim dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp prôtêin cho động vật.

- Như vậy quá trình tiêu hoá ở dạ dày bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hoá học.

Bài 3 trang 65 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?

A. Vì khối lượng thức ăn hàng ngày lớn.

B. Nhờ có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật.

C. Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể.

D. Cả A, B và C.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài 4 trang 65 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá và quá trình tiêu hóa ở gia cầm.

Trả lời:

- Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn.

- Diều gà rất phát triển hình thành một túi chứ thức ăn, diều vịt và ngỗng kém phát triển, chỉ là phần phình to của thực quản.

- Dạ dày tuyến có dung tích nhỏ, nhưng thành của nó dày. Trong thành niêm mạc dạ dày tuyến có tuyến dịch vị (khoảng 30-40 tuyến). Dịch vị do tuyến tiết ra chứa men pepxin và axit chlohydric (HCl), độ pH là 3,1-4,5.

- Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá phát triển nhất của gia cầm. Nó có hình tròn, dẹt như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau, do lớp cơ dày rắn tạo thành. Nó có thể xem như hạ vị của dạ dày loài có vú và có chức năng đặc biệt.

- Ruột non của gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành.

Bài 5 trang 65 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?

Trả lời:

Các hạt sỏi trong dạ dày cơ tham gia vào quá trình làm vỡ, nát các hạt thức ăn.