Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Sinh học 11 nâng cao > Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn - Giải BT Sinh học 11 nâng cao

Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 19 trang 75: Hoạt động của cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân?

Trả lời:

- Tim có tính hưng phấn: Cơ tim hoạt động tuân theo quy luật ″ tất cả hoặc không″.

- Cơ tim không bị co cứng nhờ vào tính trơ có chu kì.

- Cơ tim có tính tự động.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 19 trang 76: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?

Trả lời:

Một chu kì tim của người kéo dài 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây dãn 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây dãn nghỉ 0,5 giây. Tính chung thời gian co của tim là 0,4 giây và thời gian dãn nghỉ là 0,4 giây.

→ Thời gian từng ngăn tim nghỉ còn dài hơn khi tim hoạt động → Tim hoạt động suốt đời.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 19 trang 78: Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Sự sai khác giữa hai trường hợp trên do đâu?

Trả lời:

- Khi hoạt động thì cơ quan vận động sẽ làm việc với cường độ lớn dẫn tới nó cần một nguồn năng lượng lớn → Hệ tuần hoàn thì hoạt động mạnh hơn, tim đập nhanh hơn nhằm vận chuyển ôxi vào cơ thể phục vụ quá trình ôxi hóa trong cơ thể giải phóng ra năng lượng.

- Còn khi nghỉ ngơi thì hoàn toàn ngược lại, cơ thể lúc đó không cần nhiều năng lượng nên không cần ôxi hóa nhiều vật chất trong cơ thể & rArr không cần lượng ôxi lớn, nên hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, tim đập chậm hơn, áp xuất trong các mạch máu thấp.

Bài 1 trang 79 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hoạt động của cơ tim khác cơ vân ở điểm nào và vì sao có sự sai khác đó?

Trả lời:

- Tim có tính hưng phấn: Cơ tim hoạt động tuân theo quy luật ″ tất cả hoặc không″.

- Cơ tim không bị co cứng nhờ vào tính trơ có chu kì.

- Cơ tim có tính tự động.

Có sự sai khác đó vì các tế bào cơ tim liên kết với nhau qua các đĩa nối đặc biệt, giữa hai tế bào cơ kế tiếp nhau có kênh ion chung, cấu trúc này cho phép điện thế lan truyền rất nhanh từ tế bào cơ này sang tế bào cơ khác → Cơ tim co gần như đồng thời. Mặt khác trên thành tâm nhĩ phải có nút xoang nhĩ, có khả năng tự phát xung làm cơ tim co.

Bài 2 trang 79 sgk Sinh học 11 nâng cao: Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim (tự vẽ).

Bài 3 trang 79 sgk Sinh học 11 nâng cao: Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch (dựa vào hình 19.3 trong bài).

Trả lời:

- Huyết áp là kết quả tác động của 3 yếu tố: Nhịp tim và lực co tim, sức cản mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu.

- Huyết áp cao nhất trong động mạch chủ vì gần tim.

- Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch do máu ma sát với thành mạch và ma sát với các phần tử máu với nhau, khi máu chảy trong hệ mạch.

Bài 4 trang 79 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch qua một ví dụ tự chọn.

Trả lời:

Khi bị tai nạn mất máu, lượng máu trong cơ thể giảm → huyết áp giảm→ Tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại làm huyết áp tăng lên.

Bài 5 trang 79 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy chọn những ″từ″ và ″cụm từ″ thích hợp trong số từ và cụm từ sau: mở, đóng; tâm nhĩ co, tâm nhĩ giãn; tâm thất co, tâm thất giãn để điền vào chỗ trống có ghi số (1,2, ... 6) ở các câu dưới đây:

Trả lời:

Van nhĩ thất luôn luôn... (1) và cho.... (2) khi.... (3)

Van tổ chim (hay van thất - động còn gọi là van bán nguyệt) luôn luôn... (4) và chỉ.... (5)... khi.. (6)...

1. Mở 2. Đóng 3. Tâm thất co 4. Đóng 5. Mở