Trang chủ > Lớp 10 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10 > Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Ngữ Văn 10

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Ngữ Văn 10

I. Đôi nét về tác giả

- Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh và năm mất

- Quê quán: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội

- Ông đỗ Tiến sĩ vào năm 1442 dưới triều vua Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.

- Đời vua Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán

II. Đôi nét về tác phẩm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do tác giả Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn thành vào năm 1479, bao gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428)

2. Bố cục (gồm 3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “thượng sách giữ nước vậy”): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

- Phần 2 (tiếp đó đến “Quốc Tảng vào viếng”): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

- Phần 3 (còn lại): Những công lao lớn Trần Quốc Tuấn.

3. Giá trị nội dung

Qua đoạn trích giúp chúng ta thêm phần cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời cũng hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông đã để lại cho đời sau

4. Giá trị nghệ thuật

- Khắc hoạ chân dung nhân vật

- Cách kể chuyện linh hoạt, các chi tiết có chọn lọc.

III. Dàn ý phân tích Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Ngô Sĩ Liên và tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư

- Giới thiệu chung về văn bản “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”

II. Thân bài

1. Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Trần Quốc Tuấn đã đưa ra dẫn chứng về hàng loạt các cách trừ giặc, giữ nước của người xưa để nhằm khuyên vua Trần nên tuỳ vào thời cuộc mà có sách lược sao cho phù hợp, binh pháp chống giặc cần ứng dụng linh hoạt, không theo khuôn mẫu nhất định.

⇒ Những bài học từ quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm tự đúc kết trong cuộc đời cầm quân và rút ra kế sách: Tuỳ thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

⇒ Một vị tướng tài năng, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác, tấm lòng yêu nước, thương dân

2. Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai

- Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha:

+ Trần Liễu để lại lời trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ

+ Thái độ của Trần Quốc Tuấn: Ghi giữ điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

⇒ Trần Quốc Tuấn quyết chọn chữ trung, đặt quyền lợi của cả đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình

- Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng:

+ Đem chuyện của cha kể lại với hai gia nô nhằm thử thách thái độ và cách ứng xử của họ

+ Cảm phục, khen ngợi sự trung thực, cương trực, trung nghĩa của họ

- Chuyện với hai người con trai:

+ Với Quốc Hiến: ngầm cho là phải.

+ Với Quốc Tảng: Buộc tội, định giết, đến lúc chết cũng không cho gặp mặt.

⇒ Trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc

3. Những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

- Công lao:

+ Là tổng chỉ huy của quân đội nhà Trần hai lần đại thắng quân Nguyên- Mông

+ Trong sự của mình ông đã tiến cử được nhiều người tài cho nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

- Uy tín:

+ Được truy tặng tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương "được ví như thượng phụ (cha vua)

+ Được trao cho những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.

+ Là chỗ dựa tinh thần của vua Trần trong những lúc vận nước lâm nguy (Câu nói khảng khái của ông gợi nhớ đến câu nói của Trần Thủ Độ trước ông: “Đầu tôi chưa rơi, xin chúa thượng đừng lo! ”)

+ Danh vọng và tài thao lược của ông khiến kẻ thù phải khiếp sợ tới mức ko dám gọi tên.

+ Hình ảnh của ông được thần thánh hóa trong tâm thức dân gian.

- Vẻ đẹp nhân cách: khiêm nhường, giản dị, luôn cung kính giữ lễ vua tôi.

⇒ Chân dung Trần Quốc Tuấn hiện lên là một nhân cách vĩ đại, sống mãi trong lòng nhân dân

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản