Trang chủ > Lớp 10 > Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10 > Đọc Tiểu Thanh kí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 10

Đọc Tiểu Thanh kí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 10

Nội dung Bài thơ: Đọc Tiểu Thanh kí

Phiên âm:

Dịch nghĩa:


Dịch thơ:


I. Đôi nét về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề của bài thơ

- Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.

- Tiêu đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)

+ Kí: những ghi chép

+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

→ “Đọc Tiểu Thanh kí”: là đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh)

2. Bố cục (4 phần)

Bài thơ được chia thành 4 phần theo bố cục: đề - thực – luận – kết

3. Giá trị nội dung

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” diễn tả cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phân bất công của người đàn bà có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng diễn tả một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị giày xéo

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ

- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng

II. Dàn ý phân tích Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm.

- Giới thiệu về “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí): Đọc Tiểu Thanh kí là một trong những tác phẩm bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, diễn tả cảm xúc, suy tư của ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ. Qua đó cũng giúp chúng ta có cảm nhận sâu sắc về tấm lòng nhân đạo của ông.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ với hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang)

- Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết

→ Câu thơ gợi lên một nghịch cảnh giữa quá khứ với hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã trở thành bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi lên sự xót xa trước sự thay đổi, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp.

- Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng) – nhất chỉ thư (một tập sách).

→ Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự đơn độc nhưng cũng nhấn mạnh cả sự cân xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh

⇒ Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh vật hoang tàn, đó cũng chính là niềm xót xa, thương tiếc cho số mệnh của nàng Tiểu Thanh.

2. Hai câu thực

- Nghệ thuật hoán dụ:

+ Son phấn: là hình ảnh tượng trưng cho dung nhan, sắc đẹp của người phụ nữ

+ Văn chương: là hình ảnh tượng trưng cho tài năng.

- Từ ngữ thể hiện cảm xúc: hận, vương

- “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ganh ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thể hiện thái độ của xã hội phong kiến không công nhận, vùi dập những con người tài sắc.

→ Triết lí về số phận của con người dưới xã hội phong kiến: tài hoa bạc phận, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị tìm cách vùi dập.

→ Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua đó cũng thể hiện tấm lòng trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ.

3. Hai câu luận

- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính là mối hận của những con người tài hoa nhưng bạc phận.

- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.

→ Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không chỉ là nỗi hận riêng của nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà là của tất cả những con người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ diễn tả nỗi đau xót, phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bạc mệnh, nghệ sĩ có tài năng thường cô độc.

- Kì oan: nỗi oan lạ thường

- Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không chỉ đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa mà giờ đây ông chủ động tìm kiếm sự tri âm với nàng, cũng như với những thân phận người tài hoa bạc mênh.

⇒ Nguyễn Du không chỉ xót thương cho nàng Tiểu Thanh mà còn mở rộng ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có cả bản thân thi sĩ. Qua đó, diễn tả sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”

4. Hai câu kết

- Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ. Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh và trăn trở, khóc cho chính mình.

- “Khấp”: khóc. Tiếng khóc là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của cảm xúc thương thân mình, thân người trào lên mãnh liệt không kìm nén được. Nguyễn Du không chỉ viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu sau này thế ai sẽ khóc ông.

→ Diễn tả nỗi cô đơn của người nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). Ông cảm thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ trong quá khư nhưng vẫn trông ngóng vào một tấm lòng ở tương lai.

⇒ Tấm lòng nhân đạo bao la vượt qua mọi không gian và thời gian.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Diễn tả cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Du