Giáo án Địa Lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tài nguyên rừng ở nước ta. Vai trò của từng loại rừng (7 phút) - Mục tiêu: Nêu được tài nguyên rừng ở nước ta. - Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại/nêu vấn đề - Suy nghĩ -Hình thức tổ chức: cá nhân | |
-Bước 1: Giáo viên cho học sinh dựa vào hình 1 và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: + Cho biết thực trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay? | I/ Lâm nghiệp: 1. Tài nguyên rừng * Thực trạng: -Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (35%) - Năm 2000 - Cơ cấu rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. |
+ Tài nguyên rừng cạn kiệt là do những nguyên nhân nào? | |
- Bước 2: Học sinh quan sát tranh trả lời các học sinh khác nhận xét và bổ sung. - Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức - Bước 4: Giáo viên cho học sinh dựa vào bảng 9.1 và kênh chữ sách giáo khoa, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và chức năng của từng loại rừng? Giáo viên nhấn mạnh vai trò của rừng phòng hộ đối với việc bảo vệ môi trường, song thực tế hiện nay loại rừng này đang bị tàn phá dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường (lũ quét, trượt đá, sạt lở đất…) –> giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho học sinh, “ gậy ông đập lưng ông" | |
* Chuyển ý: Với ¾ diện tích là đồi núi nhưng độ che phủ chỉ chiếm 35% chúng ta đã khai thác và bảo vệ rừng như thế nào? | |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. ( 10 phút) - Mục tiêu: Nêu được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. - Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại/nêu vấn đề- Suy nghĩ - Hình thức tổ chức: Nhóm / cá nhân | |
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh dựa vào sách giáo khoa và vốn hiểu biết cho biết và chia lớp thành 2 nhóm tiến hành thảo luận: * Nhóm lẻ: + Cho biết ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động nào? + Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Sản lượng khai thác hàng năm là bao nhiêu? + Công nghiệp chế biến gỗ phát triển ở vùng nào? * Nhóm chẵn: + Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? + Vì sao chúng ta vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng? -Bước 2: Học sinh tự nghiên cứu sau đó cùng với bạn tiến hành thảo luận, giáo viên quan sát học sinh làm việc, tiến hành hỗ trợ. - Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn kiến thức. Giáo viên mở rộng: Để hạn chế những thiên tai do thiên nhiên gây ra chúng ta cần phải làm gì? Giáo viên lồng ghép bảo vệ môi trường + Mô tả mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp? + Ý nghĩa của hoạt động này? → Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn kiến thức. * Chuyển ý: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài > 3260 km, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; nguồn thuỷ sản nước ngọt, nước mặn rất nhiều, ngành thuỷ sản đã nắm bắt cơ hội này để phát triển như thế nào? | 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: - Khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du. -Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp. * Vai trò của các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mô hình nông lâm kết hợp. |
Hoạt động 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với ngành thuỷ sản (10 phút) - Mục tiêu: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản - Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại/nêu vấn đề - Suy nghĩ - chia sẻ. -Hình thức tổ chức: cá nhân | |
1. nguồn lợi thủy sản: -Bước 1: Giáo viên cho học sinh dựa vào sách giáo khoa và vốn hiểu biết lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây: + Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành khai thác thuỷ sản? + Xác định 4 ngư trường lớn trên bản đồ? + Theo em vì sao nước ta có để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản? + Dựa hình 2: Hiện nay ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ta đang gặp những khó khăn gì? - Bước 2: Học sinh trả lời các học sinh khác nhận xét và bổ sung. - Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn kiến thức. - Giáo viên liên hệ thêm vấn đề ô nhiễm biển ở 4 tỉnh miền Trung do sự cố Formosa, đánh cá bằng chất nổ … → giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nước 2. sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: Bước 1: quan sát bảng 9.2 sách giáo khoa em có nhận xét gì về sự phát triển của ngành thuỷ sản? + Khai thác nhiều ở những tỉnh nào? + Nuôi trồng nhiều ở những tỉnh nào? + Kể tên các tỉnh có sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản lớn ở nước ta? + Tình hình xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay? + Tiến bộ của xuất khẩu thuỷ sản có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của ngành? -Bước 2: Học sinh suy nghĩ để trả lời - Bước 3: Học sinh lên xác định trên bản đồ và báo cáo kết quả, các học sinh còn lại nhận xét và bổ sung. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả, chuẩn kiến thức. - Giáo viên mở rộng. theo em cần có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giúp ngành thủy sản phát triển bền vững | II/ Ngành thuỷ sản: 1. Nguồn lợi thuỷ sản: a. Thuận lợi: -Khai thác: +Các vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với 4 ngư trường trọng điểm. +Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc - Nuôi trồng: Nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước ngọt, nước lợ b. Khó khăn: - Hay bị thiên tai, môi trường bị suy thoái. - Vốn ít… 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: - Sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng khá nhanh, đặc biệt là khai thác - Phân bố chủ yếu ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Các tỉnh dẫn đầu về khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận; về nuôi trồng: Cà Mau, An Giang, Bến tre. - Nuôi trồng thủy sản; Phát triển nhanh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá - Xuất khẩu thuỷ sản đã có những bước phát triển vượt bậc |
Năm | 1943 | 1993 | 2001 |
Diện tích | 14,3 | 8,6 | 11,8 |