I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh phân tích được các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
2. Kĩ năng
- Biết lập sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức phê phán những hoạt động nhằm suy thoái tài nguyên
- Liên hệ thực tế với địa phương, thấy được thực chất nền nông nghiệp ở địa phương
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản...
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
2. Học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập
- Bảng phụ
- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện rõ ở những khu vực nào? (phân tích bảng 6.1 sách giáo khoa)
- Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
Giúp cho học sinh được gợi nhớ hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến nồng nghiệp, qua đó tạo hứng thú tìm hiểu về sự phân bố và phát triển của nông nghiệp, tạo sự kết nối với bài học.
2. Phương pháp - kĩ thuật:
Vấn đáp qua tranh ảnh
3. Phương tiện:
Một số tranh ảnh về nông nghiệp
4. Các bước hoạt động:
Cá nhân
5. Tiến trình tổ chức:
Bước 1:
- Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh về dân số:
+ Quan sát các hình dưới đây, hãy cho biết các hình này gợi cho em nghĩ đến ngành kinh tế nào của nước ta?
Em có những hiểu biết gì về ngành kinh tế này?
Bước 2: Học sinh quan sát tranh để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá -> dẫn dắt kết nối vào
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên (15 phút)
1. Mục tiêu:
- Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
2. Phương pháp:
Phương pháp trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, sách giáo khoa, kỹ thuật học tập hợp tác...
3. Hình thức tổ chức:
Cá nhân và nhóm cặp
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|
1. Tài nguyên đất: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ Học sinh dựa vào hiểu biết và sách giáo khoa lần lượt trả lời các câu hỏi và trao đổi với bạn để tìm câu trả lời đúng: + Hãy cho biết sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc vào những tài nguyên nào của tự nhiên? + Em hãy cho biết vai trò của đất đối với ngành nông nghiệp +Nêu diện tích, sự phân bố, cây trồng thích hợp nhất của đất feralit +Tương tự đối với đất phù sa | I. Các nhân tố tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản 1. Tài nguyên đất - Đa dạng, có hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit) - Đất là tài nguyên quí giá, tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp |
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng phụ. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Học sinh lên treo bảng phụ cá nhân và trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên đánh giá và chuẩn xác kiến thức và hoàn thành bảng phụ Giáo viên lưu ý tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất. | |
2. tài nguyên khí hậu: - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: + Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8 cùng bản đồ khí hậu Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm khí hậu nước ta. Đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nông nghiệp ở nước ta? + Hãy kể tên một số loại rau quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương? + Đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên nước của Việt Nam? | 2. Tài nguyên khí hậu - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Phân hóa đa dạng - Có nhiều thiên tai |
-Bước 2: Học sinh suy nghĩ trả lời -Bước 3: Học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét bổ sung -Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức | |
3. Tài nguyên nước: - Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ và cho học sinh làm việc theo nhóm và thảo luận theo nội dung sau: + Tài nguyên nước Việt Nam có đặc điểm gì? | 3. Tài nguyên nước: - Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc; nguồn nước ngầm khá dồi dào... - Khó khăn: lũ lụt, khô hạn. |
+ Vì sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? | Chống úng, lụt trong mùa mưa bão - Đảm bảo nước tưới trong mùa khô - Cải tạo đất mở rộng diện tích canh tác - Tăng vụ thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, tạo ra năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng |
Bước 2: Học sinh suy nghĩ để trả lời sau đó thảo luận với nhóm để tìm câu trả lời. Giáo viên quan sát, hỗ trợ. -Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. -Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. | |
4. Tài nguyên sinh vật: -Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên sinh vật ở nước ta? + Tài nguyên sinh vật ở nước ta tạo những cơ sở gì cho sự phát triển và phân bố nông nghiệp? | 4. Tài nguyên sinh vật: phong phú -> cơ sở để thuần dưỡng, tạo giống cây trồng, vật nuôi. -> Tài nguyên thiên nhiên nước ta về cơ bản là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng |
Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên. Bước 3: Học sinh trả lời các câu hỏi, các học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức. | |
*Giáo viên chốt ý: Đất, nước, khí hậu, sinh vật là những tài nguyên quý giá để phát triển nông nghiệp. Vì vậy chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ Hỏi: Trước những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái tài nguyên thì ta phải làm gì? |
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nhân tố kinh tế xã hội (14 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
2. Phương pháp:
Phương pháp sử dụng vấn đáp, thảo luận nhóm, tranh ảnh, sách giáo khoa, …Kỹ thuật học tập hợp tác
3. Hình thức tổ chức:
Cá nhân và nhóm cặp
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung chính |
---|
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh đọc thông tin, trao đổi và hoạt động nhóm theo nội dung sau: | II / Các nhân tố kinh tế xã hội |
+ Nhóm 1,2: Đặc điểm dân cư và lao động nông thôn nước ta có ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? | 1. Dân cư và lao động nông thôn: đông, cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. |
+Nhóm 3,4: Quan sát Hình 7.2 sách giáo khoa, hãy kể tên 1 số cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trên? | 2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật: ngày càng được hoàn thiện |
+ Nhóm 5,6: Trả lời câu hỏi: Sự phát triển của công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? | 3. Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. |
+ Nhóm 7,8: Hãy lấy những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất nông sản ở nước ta. | 4. Thị trường trong và ngoài nước: được mở rộng |
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng phụ. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. | |
Bước 4: Giáo viên đánh giá và chuẩn xác kiến thức - Từ kiến thức đó và đọc mục II sách giáo khoa, em hãy cho biết vai trò của yếu tố chính sách đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp? ( yếu tố chính sách đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp? ) | |
Hỏi: Điều kiện kinh tế-xã hội nước ta còn có những mặt nào hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? | -> Điều kiện kinh tế-xã hội là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu lớn trong nông nghiệp. |
Giáo viên chốt lại vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội, yêu cầu học sinh đọc phần kết luận ở sách giáo khoa |
C. Luyện tập, vận dụng.
1) Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là
a. tài nguyên thiên nhiên, nhân tố kinh tế-xã hội.
b. nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, thị trường.
c. nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, chính sách.
d. đường lối chính sách, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn.
Câu 2: Nông nghiệp nước ta có thể trồng được nhiều vụ lúa, rau, màu trong năm nhờ có
a) nguồn đất vô cùng quý giá.
b) tài nguyên sinh vật phong phú.
c. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
d. mạng lưới sông ngòi dày, nguồn nước dồi dào.
Câu 3: Nhân tố nào sau đây là trung tâm, có tác động mạnh vào những điều kiện kinh tế-xã hội để phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian qua:
a) Thị trường tiêu thụ
b) Nguồn dân cư và lao động.
c) Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp
d). Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp.
2) cho ví dụ để thấy được vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất?
3) Lấy ví dụ để thấy được nhờ có chính sách phát triển nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp nước ngày càng phát triển và có cơ câu đa dạng?
D. Mở rộng:
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Thực hiện bài tập trong TBĐ
+ Về nhà:
a. Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa
b. Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thành tựu sản xuất lương thực của nước ta
e. Đọc trước bài 8 và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN BÀI 7 ĐỊA 9
PHẦN NHẬN BIẾT
1. Loại đất thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm?
A. Đất phù sa.
B. Đất feralti.
C. Đất hiếm.
D. Đất mùn núi cao.
2. Tài nguyên nào là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp?
A. Đất.
B. Nước
C. Khí hậu
D. Sinh vật.
3. Nhân tố quyết định thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp
A. tự nhiên.
B. tự nhiên- xã hội.
C. kinh tế xã hội.
D. tự nhiên-kinh tế.
4. Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là
A. chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
PHẦN THÔNG HIỂU
5. Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
A. lượng mưa phân bố không đều trong năm.
B. tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
D. nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
6. Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là
A. lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
B. tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước.
C. nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
D. tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
7. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là
A. chọn lọc lai tạo giống.
B. sử dụng phân bón thích hợp.
C. tăng cường thuỷ lợi.
D. cải tạo đất, mở rộng diện tích.
PHẦN VẬN DỤNG
8. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi trong nông nghiệp nước ta
A. đất đai màu mỡ.
B. khí hậu thuận lợi.
C. giống cây trồng.
D. đường lối đổi mới trong nông nghiệp
9. Xây dựng thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong nống nghiệp nước ta nhằm
A. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cải tạo đất.
B. phát triển đa dạng cây trồng nâng cao năng suất.
C. nâng cao năng suất cây trồng, mở rộng diện tích đất canh tác.
D. cung cấp nước tưới tiêu, cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác.
10. Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)
Năm, Khu vực | 1998 |
---|
Nông –lâm – ngư nghiệp | 77520 |
Công nghiệm –Xây dựng | 92357 |
Dịch vụ | 125819 |
Tổng | 295696 |
Cơ cấu ngành Nông-lâm-ngư nghiệp là
A. 40,1%
B. 42,6%
C. 43,5%
D. 45%
Bài trước: Giáo án Địa Lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp