Giáo án Địa Lí 9 Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
---|---|
*. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của thành phố Hà Nội. | I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính |
-Giáo viên dùng bản đồ hành chính Việt Nam giới thiệu về vị trí của thành phố Hà Nội. | 1. Vị trí và lãnh thổ |
Hỏi: Dựa vào lược đồ thành phố Hà Nội, hãy xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của thành phố? Học sinh: Trả lời - Giáo viên nhận xét và bổ sung. | - Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng. - Giáp 8 tỉnh: + Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. + Phía Tây giáp: Hoà Bình, Phú Thọ. + Phía Nam giáp: Hà Nam, Hoà Bình. + Phía Đông giáp: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. |
Hỏi: Cho biết diện tích của thành phố? Học sinh: Đứng thứ 42. Dân số đứng thứ 2. Giáo viên mở rộng: Là một trong 17 thành phố và thủ đô lớn trên 3000 km2. Là 1 trong 16 thủ đô có dân số trên 6 triệu người. | - Diện tích: 3344.7 km2 (năm 2009). |
Hỏi: Vị trí địa lí của thành phố Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Học sinh: Là thủ đô nước ta. Trung tâm đầu não chính trị, hành chính, kinh tế. Là đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta. | - Ý nghĩa: vai trò thúc đẩy sự phát triển của vùng cũng như cả nước. |
Hỏi: Cho biết quá trình thành lập thành phố? Giáo viên: Giới thiệu về quá trình hình thành thủ đô Hà Nội: - Thành lập năm 1010 do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và lấy tên là Thăng Long. - 1428: Lê Lợi lên làm vua và đổi tên thành Đông Đô. - Năm 1805 vua Gia Long đổi tên thành Thăng Long. - Năm 1831: Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. - Năm 1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Thành phố Hà Nội. - Năm 1945 Cách mạng tháng tám thành công Hà Nội trở thành thủ đô Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam. - Ngày 1 – 8 – 2008 Hà nội được mở rộng về qui mô diện tích với việc sát nhập Hà Nội cũ với Hà Tây và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 6 xã của Hoà Bình đây là đợt mở rộng với qui mô lớn nhất. | 2. Sự phân chia hành chính - Hà Nội được hình thành từ năm 1010. - Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công Hà Nội trở thành thủ đô nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Sau 1000 năm thành lập qua nhiều lần đổi tên và thay đổi về quy mô, diện tích. - Ngày 1 – 8 – 2008: Hà Nội được mở rộng về quy mô, diện tích lớn nhất. |
Hỏi Dựa vào lược đồ của thành phố hãy nêu và xác định các đơn vị hành chính của thành phố? | 2. Sự phân chia hành chính - Gồm: 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã. - Hà Nội là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. |
*. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố. | II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Hỏi: Dựa vào lược đồ cho biết đặc điểm địa hình ở thành phố: Có dạng địa hình nào? Phân bố ở đâu? Học sinh: Trả lời | 1. Địa hình: chia làm 2 bộ phận: - Vùng đông bằng thấp và khá bằng phẳng có nhiều vùng trũng ở các quận, huyện, thị xã nội thành. - Vùng đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây: Ba Vì, dải núi đá vôi thuộc huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức. |
Hỏi: Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triến kinh tế xã hội của tỉnh như thế nào? | - Ý nghĩa: Là địa bàn thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, dân cư đông đúc. |
-Liên hệ đến địa hình của huyện nhà. Học sinh: Trả lời. Khó khăn: Vùng trũng ngập úng trong mùa lũ, đồi núi thiếu nước. | |
Hỏi: Nêu các nét đặc trưng về khí hậu của thành phố (nhiệt độ, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa)? Giáo viên: mở rộng thêm về tính thất thường của khí hậu. | -Thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nhiệt độ trung bình: 240 C + Lượng mưa trung bình năm: > 14000 mm/năm. + Có 2 mùa gió: Gió mùa mùa đông: 10 – 4 năm sau: Mùa đông lạnh, mưa ít. Gió mùa mùa hạ: tháng 5 – 9: Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều |
Hỏi: Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống? ( phân tích thuận lợi và khó khăn). | - Thời tiết thất thường. - Ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. |
Liên hệ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương. Học sinh: Thuận lợi - Nông nghiệp phát triển quanh năm. - 2 vụ lúa 1 năm, phát triển cây vụ đông. Khó khăn: ngập úng lụt, hạn hán vào mùa khô. Sâu bệnh phát triển. Bão và mưa lớn. | |
Hỏi: Cho biết mạng lưới sông ngòi và đặc điểm chính của sông ngòi ở thành phố ta? Giáo viên: Lên bảng xác định hệ thống sông Hồng? Các hồ chứa nước? Học sinh: Xác định trên bản đồ? | 3. Thủy văn -Mạng lưới sông ngòi day đặc, với nhiều khúc sông lớn chẩy qua, - - Chế độ nước theo 2 mùa rõ rệt: + Mùa lũ: từ tháng 5,6 – 10 cao nhất tháng 8. + Mùa cạn dài hơn: 7 tháng, lưu lượng nước thấp nhất tháng 3. |
Hỏi: Vai trò của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống như thế nào? | - Có vai trò quan trọng: cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, có giá trị về giao thông thủy lợi, thủy sản, du lịch. |
Chuyển tiếp sang ý 4. Hỏi: Hà Nội có các loại đất nào? Đặc điểm và phân bố ra sao? Học sinh: Trả lời | 4. Thổ nhưỡng (đất) a. Các nhóm đất: Bao gồm 4 nhóm: + Đất phù sa trong đê: phân bố đều khắp các huyện. + Đất phù sa ngoài đê: ở các bãi bồi ven sông. + Đất bạc màu: 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn. + Đất đồi núi: ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất… |
Hỏi: Nêu ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất? Học sinh: Thích hợp trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hành năm, cây ăn quả … … … | - Ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. |
Hỏi: Sử dụng đất cần chú ý vấn đề gì? Học sinh: Trả lời. | |
Hỏi: Cho biết hiện trạng cơ cấu sử dụng đất hiện nay như thế nào? | b. Cơ cấu sử dụng đất - Đất nông nghiệp: 58.7% - Đất phi nông nghiệp: 35.3% - Đất chưa sử dụng: 6%. |
Hỏi: Nêu 1 vài nét chính về tài nguyên sinh vật của thành phố? | 5. Tài nguyên sinh vật Rất phong phú và đa dạng: - Thảm thực vật rừng nguyên sinh: khoảng 2000 ha. - Rừng thứ sinh và rừng trồng: Ba Vì, Sóc Sơn, Mĩ Đức. - Hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng. |
Hỏi: Trình bày 1 số hiểu biết của em về vườn quốc gia Ba Vì? Học sinh: dựa vào vốn hiểu biết trả lời | |
Hỏi: Cho biết Hà Nội có những loại khoáng sản nào và phân bố ra sao? | 6. Khoáng sản Tương đối phong phú và đa dạng: - Khoáng sản nhiên liệu - Khoáng sản kim loại đen - Khoáng sản vật liệu xây dựng |
Hỏi: Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển của các ngành kinh tế? Học sinh: Là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. | |
Giáo viên: Nếu là 1 hướng dẫn viên du lịch của thành phố em sẽ giới thiệu những tiềm năng du lịch nào? Học sinh: giới thiệu | 7. Tài nguyên du lịch: Có tiềm năng rất lớn. |
Giáo viên: Hãy nêu nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của thành phố trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố? Học sinh: Dựa vào sách giáo khoa trả lời. |