Giáo án Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
1/ Mật độ dân số *Bước 1: Giao nhiệm vụ Tìm hiểu phần I/ trang 10 sách giáo khoa cho biết: + Mật độ dân số nước ta ngày càng thay đổi như thế nào? Chứng minh và giải thích. + So sánh mật độ dân số Việt Nam với mật sộ dân số trung bình thế giới (năm 2003), rút ra nhận xét. | I/ Mật độ dân số và phân bố dân cư: 1/ Mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số tăng và thuộc loại cao trên thế giới: ) 276 người / km2 (năm 2013). |
*Bước 2: Cặp đôi học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… *Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. *Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. | |
2/ Phân bố dân cư: *Bước 1: Cặp đôi + Quan sát Hình 3.1/ trang 11 Sách giáo khoa cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào? | - Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. - Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên. + Chủ yếu ở nông thôn (74% ở nông thôn năm 2003). |
+ Qua đó, em có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư nước ta? | + Dân cư phân bố không đồng đều |
+ Cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền? * Liên hệ: Chính sách phân bố lại dân cư của Nhà nước ta | |
*Bước 2: Cặp đôi học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. Giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… *Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. *Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
II/ Các loại hình quần cư: 1/ Quần cư nông thôn: *Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: - Giáo viên hướng dẫn: Học sinh dựa phần II/ trang 12 sách giáo khoa và tranh ảnh: + Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi các điểm dân cư, ngành kinh tế chính, nhà ở... ) + Trình bày các thay đổi của quần cư nông thôn trong quá trình sông nghiệp hóa đất nước. Nhận xét ở địa phương em. | II/ Các loại hình quần cư: 1/ Quần cư nông thôn: + Dân cư tập trung thành các điểm dân cư có tên gọi khác nhau giữa các vùng, miền, dân tộc. + Hiện đang có nhiều thay đổi cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. |
*Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm *Bước 3: Đại diện nhóm trình bày nội dung *Bước 4: Giáo viên tóm tắt và chuẩn xác kiến thức | |
2/ Quần cư thành thị: *Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: - Giáo viên hướng dẫn: Học sinh dựa phần II/ trang 12 sách giáo khoa và tranh ảnh: + Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (mật độ dân số, nhà ở, giao thông, kinh tế... ) + Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở Việt Nam? | 2/ Quần cư thành thị: + Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến. + Là các trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật... + Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển. |
*Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm *Bước 3: Đại diện nhóm trình bày nội dung *Bước 4: Giáo viên tóm tắt và chuẩn xác kiến thức |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
III/ Đô thị hoá: *Bước 1: - Học sinh dựa vào bảng 3.1/ trang 13 sách giáo khoa + Nhận xét sự thay đổi về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta. | III/ Đô thị hoá: + Quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. |
+ Sự thay đổi số dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta như thế nào? | + Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, lối sống thành thị ngày càng phổ biến. |
+ Nguyên nhân của quá trình đô thị hoá. | + Trình độ đô thị hoá còn thấp. Phần lớn thuộc loại đô thị vừa và nhỏ. |
- Học sinh dựa vào Hình 3.1/ trang 11 sách giao khoa, nhận xét: + Quy mô dân số đô thị. + Tốc độ và trình độ đô thị hoá. + Nêu hậu quả của việc phát triển đô thị không đi đôi với việc phát triển Kinh tế - Xã hội và bảo vệ môi trường? | |
*Bước 2: Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi *Bước 3: Giáo viên chỉ định 1 số cặp đôi trình bày *Bước 4: Giáo viên tóm tắt và chuẩn xác kiến thức |