Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Địa Lí 9 chuẩn > Giáo án Địa Lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Giáo án Địa Lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế- xã hội
- Trình bày được đặc điểm dân cư- xã hội, những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế, xã hội
2. Kĩ năng
- Kỹ năng xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng
- Kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê về dân cư, xã hội
- Kỹ năng phân tích lược đồ địa lí tự nhiên để nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng
- Rèn kĩ năng: lắng nghe tích cực, hợp tác, tư duy sáng tạo, ứng phó với căng thẳng…
3. Thái độ
Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Tranh ảnh về vùng duyên hải Nam Trung Bộ
2. Học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh gợi nhớ, huy động hiểu biết của bản thân về các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Từ đó tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu bài mới
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về Duyên hải Nam Trung Bộ
-> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện
Lược độ tự nhiên, hình ảnh minh họa
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và yêu cầu học sinh nhận biết: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những tài nguyên thiên nhiên gì thuận lợi phát triển kinh tế
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (Thời gian: 8 phút)
1. Phương pháp:
Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa… Kỹ thuật học tập hợp tác …
2. Hình thức tổ chức:
Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

Bước 1: Cho học sinh quát sát hình 25.1 sách giáo khoa

- Xác định vị trí địa lí, diện tích

- Hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng→ Bình Thuận

- Đọc tên các tỉnh thành phố trong vùng

- Cho biết ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

- Giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Thượng Lào, biển Đông

- Nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Xác định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ, đảo Lí Sơn, Phú Quý

Hoạt động 2. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của tài nguyên thiên nhiên (Thời gian: 15 phút)
1. Phương pháp:
Phương pháp đàm thoại, hợp tác, động não…
2. Hình thức tổ chức:
Thảo luận nhóm, cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh

Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên

Đặc điểm:

- Núi gò đồi phía Tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chía cắt, bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vũng, vịnh

Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Thuận lợi:

- Tài nguyên nổi bật là kinh tế biển:

+ Biển rộng, nhiều hải sản thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

+ Nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch (Non Nước, Quy Nhơn, Cam Rang, Nha Trang, Mũi né... )

+ Nhiều vũng vịnh, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh... )

- Có một số khoáng sản: vàng, ti tan, cát thủy tinh

Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng

Khó khăn: Hứng chịu nhiều thiên tai (hạn hán, bão, lũ lụt, sa mạc hóa)

Bước 2: Học sinh thực nhiện nhiệm vụ

Bước 3: Đại diện nhóm tình bày

Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức


Hoạt động 3. Tìm hiểu dân cư xã hội (Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp:
Tranh ảnh, đàm thoại, động não
2. Hình thức tổ chức:
Cá nhân, cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ

- Dựa vào sách giáo khoa cho biết số dân của vùng?

- Nêu đặc điểm phân bố dân cư của vùng?

- Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông

- Dựa vào bảng 25.1 sách giáo khoa Trình bày sự khác biệt phân bố dân cư và hoạt động kinh tế ở phía đông và phía tây của vùng?

Bước 2: Học sinh trả lời, học sinh nhận xét

Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức

Chuyển ý: Cặp đôi

Bước 1:

- Dựa vào bảng 25.2 sách giáo khoa nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác biển, nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn…

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn

Bước 2: Học sinh trao đổi theo cặp và trả lời

Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức


C. Luyện tập.
a. Xác định vị trí địa lí của vùng duyên hải Nam Trung Bộ trên bản đồ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí?
b. Nêu sự khác biệt giữa phía tây và phía đông về dân cư và hoạt động kinh tế?
D. Mở rộng, vận dụng:
- Để phát triển kinh tế bền vững người dân Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải làm gì?
- Theo em vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế?
- Tìm hiểu những địa danh nổi tiếng trong vùng
Làm bài tập 1,2,3 sách giáo khoa
- Nghiên cứu bài mới “Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo)”
+ Tìm hiểu về ngành nộng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
+ Các trung tâm kinh tế lớn của vùng
+ Vùng kinh tề trọng điểm miền Trung
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Bài 25 – Địa lí 9 "Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ"
Câu 1: Diện tích vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. 14.860 km2
B. 44.254 km2
C. 51.513 km2
D. 54.475 km2
Câu 2: Các tỉnh thành phố nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Định.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Trị.
Câu 3: Hãy cho biết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài từ Đà Nẵng đến tỉnh nào?
A. Bình Thuận.
B. Khánh Hòa.
C. Ninh Thuận.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 4: Hãy cho biết Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào nước ta?
A. Bình Định.
B. Đà Nẵng.
C. Khánh Hòa.
D. Quảng Nam.
Câu 5: Vì sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?
A. Diện tích đất trống đồi trọc lớn.
B. Xóa mòn rửa trôi thường xuyên xảy ra ở vùng núi.
C. Hiện tượng sa mạc hóa đang có nguy cơ mở rộng.
D. Hạn hán và lũ lụt kéo dài, thiên tai gây thiệt hại lớn.
Câu 6: Vì sao phải đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo ở đồi núi phía tây?
A. Có ý nghĩa an ninh quốc phòng.
B. Hướng đến phát triển toàn diện.
C. Giảm sự chênh lệch, phát triển giữa vùng núi và đồng bằng.
D. Nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở miền núi phía tây.
Câu 7: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện gì để phát triển kinh tế biển?
A. Biển có nhiều khoáng sản.
B. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.
C. Nhiều đầm phá, nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô,...
D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều đồi cát, vũng vịnh.
Câu 8: Cho biết diện tích của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 44.254 km2 và dân số là 8,4 triệu người. Mật độ dân số của vùng là
A. 188 người/km2
B. 189 người/km2
C. 190 người/km2
D. 191 người/km2
Câu 9: Dựa vào lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp với vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 10: Cho bảng số liệu sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Đơn vị: Nghìn tấn
Bắc Trung BộDHNTB

Nuôi trồng

108.7

81.3

Khai thác

263.7

713.9

Giải thích vì sao Duyên Hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thủy sản lớn hơn Bắc Trung Bộ
A. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.
B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh đầm phá.
C. Lực lượng lao động ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ dồi dào.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, ngư trường lớn, khí hậu thuận lợi.